Thế nào được gọi là lý do chính đáng khi tự ý nghỉ việc tại công ty?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi ở Hà Nội. Tôi đang làm việc trong một công ty chuyên về sản xuất lắp giáp ô tô, tôi bị người sử dụng lao động sa thải, cụ thể lý do mà họ đưa ra cho tôi đó là tôi đã tự ý bỏ việc 5 ngày/tháng, tính ra trong một tháng đó tôi có nghỉ việc nhưng tôi có lý do chính đáng nên tôi mới phải nghỉ, mà chưa xin phép được. Nay tôi muốn gửi câu hỏi đến Quý công ty, tư vấn giúp cho tôi ở trong trường hợp này việc công ty đưa ra cho tôi như vậy liệu có đúng không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về Hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:

“1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

3. Sa thải”.

Như vậy, sa thải là một trong các hình thức kỷ luật lao động mà người sử dụng lao động có thể áp dụng với người lao động.

Tại Khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về việc Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

“3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật được quy định ở trên đây, nếu như người lao động mà tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.

Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định về việc Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc như sau:

"1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:

a) Do thiên tai, hỏa hoạn;

b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Bên cạnh đó, tại Điều 13 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định về việc Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng

“Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc;

2. Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật”.

Ở đây, như bạn đã cung cấp đến thông tin cho chúng tôi, thì bạn đã tự ý nghỉ việc 5 ngày/tháng (đủ thời gian tự ý bỏ việc/tháng), nhưng chúng tôi không rõ rằng lý do chính đáng mà bạn đưa ra đến cho chúng tôi thì có phù hợp với quy định của pháp luật hay không, nên do đó ở nếu như trong thời gian tự ý bỏ việc mà bạn thuộc các lý do chính đáng sau đây, thì quyết định của công ty đưa ra cho bạn là không đúng, trái với quy định của pháp luật:

- Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc;

- Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan