Thành phần của Hội đồng thanh lý tài sản cố định

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Công ty tôi có thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định. Thành viên thường cho BOD, và các bộ phận liên quan. Tuy nhiên, vì lý do đột xuất, kế toán công ty tôi vắng mặt và không tham gia đợt thanh lý tài sản lần này. Tôi có thể không đưa kế toán vào trong hội đồng thanh lý thì về mặt pháp luật có được chấp thuận không, thưa Luật sư?

Thành phần của Hội đồng thanh lý tài sản cố định

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thanh Hà giải đáp như sau:

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về thành phần của Hội đồng thanh lý tài sản cố định và cũng không có quy định về việc thành phần bắt buộc của Hội đồng thanh lý tài sản cố định là kế toán mà chỉ quy định: “Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ" theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,... kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.”

Nhiệm vụ của kế toán trong hoạt động thanh lý tài sản là lập và hoàn chỉnh hồ sơ tài sản cố định về mặt kế toán, ghi lại sổ sách, không nhất thiết phải trực tiếp tiến hành thanh lý tài sản cố định. Ngoài ra, dựa theo mẫu Biên bản thanh lý tài sản cố định tại Mẫu số 02-TSCĐ Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC, Ban thanh lý tài sản cố định không nhất thiết phải có kế toán và Kế toán trưởng có thể ký xác nhận vào ngày khác, không nhất thiết là phải vào ngày lập Biên bản thanh lý. Do đó, Công ty bạn vẫn có thể thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ và tiến hành thanh lý TSCĐ ngay cả khi không có mặt Kế toán.

Hi vọng thông tin trên là hữu ích với quý độc giả.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan