Thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng kinh doanh tại Nhật Bản

Nội dung bài viết

Có không ít doanh nghiệp Việt Nam muốn triển khai kinh doanh tại Nhật Bản, nhưng có nhiều thách thức và vấn đề khác nhau đang cản trở họ. Hãy cùng xem xét cụ thể những thách thức nào đang tồn tại.

Điều kiện thị trường đặc biệt

Mặc dù có những trường hợp thành công khi đưa sản phẩm hoặc dịch vụ phổ biến tại Việt Nam hoặc các nước phương Tây vào thị trường mà không có thay đổi gì dành cho thị trường Nhật Bản, nhưng số lượng những trường hợp như vậy không nhiều. Các sản phẩm hoặc dịch vụ được xuất khẩu thành công và ưa chuộng ở Châu Âu và Bắc Mỹ không nhất thiết sẽ được chấp nhận tại Nhật Bản. Ban đầu, chúng có thể được đón nhận ở Nhật Bản vì sự mới mẻ, nhưng thường sẽ nhanh chóng biến mất khỏi thị trường. Do đó, việc hiểu rõ văn hóa Nhật Bản, tính cách và suy nghĩ của người Nhật, và điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ để phù hợp với họ là rất quan trọng.

Có nhiều sự khác biệt về giá trị, cái đẹp, và sở thích về hương vị giữa người Nhật và người dân của các quốc gia khác. Do đó, có rất nhiều trường hợp những thứ được coi là tuyệt vời ở Việt Nam nhưng không được người Nhật đón nhân. Để đảm bảo thành công, nhà đầu tư cần xem xét về điều kiện thị trường đặc biệt của Nhật Bản, văn hóa, và tính cách của người Nhật khi xây dựng chiến lược của mình.

Thị trường nhật bản có nhiều điều kiện đặc biệt
Thị trường nhật bản có nhiều điều kiện đặc biệt

Khó khăn trong giao tiếp

Người Việt Nam và người Nhật có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng tồn tại nhiều khác biệt trong văn hóa làm việc. Vì vậy, việc giao tiếp và truyền đạt ý định một cách suôn sẻ với nhân viên và khách hàng Nhật Bản thường là một thách thức. Giao tiếp và truyền đạt ý định với nhân viên và khách hàng là điều cần thiết để duy trì và mở rộng kinh doanh, vì vậy nhà đầu tư thường phải đối mặt với những thách thức này.

Khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nhân lực

Việc tuyển dụng nhân tài thường là một trong những vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu khi mở rộng kinh doanh ở nước ngoài. Khi quyết định phát triển kinh doanh tại Nhật Bản, nhà đầu tư nên tìm kiếm những người có khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Tuy nhiên, hiện tại ở Nhật Bản, số lượng nguồn nhân lực có khả năng giao tiếp tiếng Anh hoặc tiếng Nhật giỏi vẫn còn hạn chế.

Khi cân nhắc tuyển dụng người Việt Nam, dù thực tế có sự gia tăng của du học sinh Việt Nam tại Nhât Bản, nhưng số lượng người Việt mới tốt nghiệp có khả năng làm việc bằng tiếng Nhật trong lĩnh vực kinh doanh là khá ít. Các nhân tài có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh để có thể làm việc mà không gặp khó khăn với người Nhật hoặc người nước ngoài là một nguồn lực quý báu, không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở nhiều quốc gia khác. Vì vậy, nhiều người có khả năng này đã được các công ty trong nước và các công ty nước ngoài khác thu hút, điều này làm cho việc tuyển dụng những người có khả năng ngoại ngữ trở nên khó khăn.

Ngoài ra, khi tuyển dụng người Nhật, đa số người Nhật đã quen với hệ thống phúc lợi của các công ty trong nước, và họ có thể khó cảm thấy sự hấp dẫn trong hệ thống phúc lợi dựa trên tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cũng là một thách thức khác.

Nguồn nhân lực là 1 bài toán khó tại thị trường Nhật Bản
Nguồn nhân lực là 1 bài toán khó tại thị trường Nhật Bản

Chi phí kinh doanh cao

Khi mở rộng kinh doanh tại Nhật Bản có nhiều doanh nghiệp cảm thấy rằng họ cần phải đối mặt với chi phí cao. Ví dụ về các loại chi phí cần thiết cho việc mở rộng kinh doanh hoặc duy trì hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản bao gồm tiền lương cho nhân viên, tiền thuê văn phòng, chi phí bảo hiểm xã hội và nhiều khoản khác. Trong số các nước châu Á, Nhật Bản có xu hướng lương nhân viên và chi phí thuê văn phòng khá cao, vì vây nếu nhà đầu tư không chuẩn bị đủ vốn hoạt động, có khả năng rằng sẽ thất bại ở ngay giai đoạn đầu của việc kinh doanh.

Sự phức tạp của thủ tục hành chính

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính khác nhau khi tham gia vào hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản. Ngay cả người Nhật cũng cảm thấy phức tạp trong việc xin giấy phép và đệ trình các đơn đăng ký cần thiết, và với người nước ngoài, việc này có thể trở nên khó khăn hơn.

Thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài không khác gì so với người Nhật. Sau khi thành lập, người đại diện cần làm đơn xin xin cấp thị thực để điều hành công ty.

Một trong những lý do khiến thủ tục hành chính trở nên phức tạp là số lượng giấy tờ khá nhiều. Đối với một số loại thủ tục, giấy tờ kèm theo có thể lên tới hàng chục tờ.

Ngoài ra, nội dung của các giấy tờ tài liệu cũng rất chuyên sâu và đòi hỏi sự hỗ trợ từ các chuyên gia như luật sư, và những người có chuyên môn cao. Điều này cũng có nghĩa là nhà đầu tư cần tìm một chuyên gia nói tiếng nước ngoài có kiến thức chuyên môn về mở rộng kinh doanh tại Nhật Bản để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ. Và đây cũng là một thách thức đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, so với Việt Nam, thủ tục hành chính tại Nhật Bản có thể vẫn có những khía cạnh dễ dàng hơn, vì vậy, chúng tôi khuyên nhà đầu tư nước ngoài trước hết nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia như luật sư.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan