Quy định về kiểm tra môi trường đối với doanh nghiệp

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Chúng tôi là công ty nước ngoài, đang xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Liên quan đến việc kiểm tra sự ảnh hưởng của môi trường của Công An địa phương, họ có gửi 2 loại giấy tờ

  1. Quyết định xuống kiểm tra nhà máy về vấn đề môi trường
  2. Sau khi kiểm tra có ra biên bản sau khi kiểm tra và yêu cầu làm theo cam kết

Tình huống thế này, họ có tới nhà máy của chúng tôi mà không báo trước 2 lần, họ cũng biết công ty đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thành việc xây dựng. Nhưng họ vẫn đưa ra 2 loại văn bản và tiến hành kiểm tra

Câu hỏi của chúng tôi với luật sư:

  1. Hành động như vậy từ Công An xã có hợp lý không?
  2. Họ cũng không đưa được ra chính xác là nhà máy chúng tôi ảnh hưởng đến môi trường hay không, họ dựa vào chỉ số nào để đánh giá, căn cứ vào điều luật nào trong vấn đề môi trường có đề cập đến chỉ số giới hạn việc xả thải ảnh hưởng đến môi trường?
  3. Có quy định nào ghi rõ công ty đang tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường thì được cho phép thực hiện trong vòng bao nhiêu lâu, ví dụ 1 tháng hay 10 ngày?

  4. Trường hợp công ty chưa hoàn thành biện pháp bảo vệ môi trường thì chính quyền có được phép yêu cầu công ty dừng hoạt động ngay lập tức hay không?

Luật sư trả lời: Liên quan đến nội dung câu hỏi của em, em xem ý kiến của bên anh như sau:

1. Trình tự thủ tục tiến hành kiểm tra về hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không yêu cầu lực lượng cảnh sát môi trường phải thông báo trước cho Đơn vị chịu sự kiểm tra (Điều 6, Thông tư số 80/2019/TT-BCA ngày 27 tháng 12 năm 2019).
2. Căn cứ Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 105/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 10 năm 2015, lực lượng cảnh sát môi trường được phép kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm khi có các căn cứ sau đây:

a) Khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;

b) Khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;

c) Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm..

3. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 80/2019/TT-BCA ngày 27 tháng 12 năm 2019, người đại diện hợp pháp của đơn vị là đối tượng kiểm tra phải có mặt trong quá trình kiểm tra.

4. Biên bản kiểm tra đã không viện dẫn cơ sở pháp lý cho các kết luận của Công an về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như không mô tả chi tiết việc Công ty đã xả thải ra môi trường như thế nào, chúng tôi chưa có đủ cơ sở để kết luận về vấn đề này. Công ty có đủ quyền để yêu cầu lực lượng Công an giải thích cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, trong trường hợp, Công an môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chúng tôi có thể nghiên cứu thêm liệu Công ty có thể cơ hội khiếu nại lại Quyết định của họ hay không. Trong thời gian này, Công ty có thể xem xét chuẩn bị một bản giải trình chi tiết về kế hoạch tuân thủ với quy định pháp luật về Bảo vệ môi trường.

5. Pháp luật Việt Nam không quy định về thời hạn cụ thể để hoàn thiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận thấy rằng, hoạt động hiện thời của Công ty đang có những xả thải không được phép ra môi trường thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty chấm dứt các hoạt động có nguy cơ đó và công ty chỉ có thể khôi phục lại hoạt động bình thường ngay sau khi các biện pháp bảo vệ môi trường đã được hoàn tất.

Mời các bạn xem thêm nội dung tư vấn:

Trả vốn đầu tư bằng tiền về công ty mẹ khi công ty con giải thể.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan