Quy định của pháp luật về danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Nội dung bài viết

Câu hỏi:

Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Hiện nay công ty tôi có sử dụng thiết bị X-Ray, như vậy những người làm việc này có được coi làm việc nặng nhọc và được trợ cấp không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trong thông tin bạn cung cấp, bạn không nêu cụ thể thiết bị X-Ray mà công ty bạn đang sử dụng là loại thiết bị nào, được sử dụng vào mục đích gì, cũng như không thông tin "người làm việc này" là công việc gì? Theo đó, chúng tôi xác định về thiết bị X-Ray sẽ được dùng trong các lĩnh vực khác nhau như thiết bị chụp X-quang trong y tế, thiết bị dò tìm phóng xạ, …

Theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH thì không nêu cụ thể công việc liên quan đến thiết bị X-Ray mà chỉ ghi nhận về tính chất công việc có liên quan đến chất phóng xạ. Bạn cần xác định lại công việc của mình có thuộc một trong các ngành sau hay không để biết công việc của mình có được xác định là công việc nặng nhọc, độc hại theo Phụ lục IV Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH với đặc điểm, tính chất công việc là thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ, tiếp xúc trực tiếp với phóng xạ:

- Thực nghiệm công nghệ tuyển, xử lý quặng phóng xạ và đất hiếm;

- Thực nghiệm công nghệ chế tạo vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân;

- Thực nghiệm xử lý, lưu giữ, quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;

- Trực tiếp vận hành, bảo dưỡng thiết bị bức xạ, thực nghiệm vật lý hạt nhân; thực nghiệm hóa học phóng xạ;

- Khai thác sử dụng các kênh neutron của lò phản ứng hạt nhân;

- Sản xuất đồng vị phóng xạ và điều chế dược chất phóng xạ;

- Phân tích mẫu quặng và nguyên tố phóng xạ bằng các phương pháp vật lý, hóa học;

- Tháo dỡ các cơ sở hạt nhân, thiết bị hạt nhân, quản lý công tác tẩy xạ;

- Đo đạc, đánh giá an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, cơ sở khai thác chế biến quặng phóng xạ;

- Kiểm tra, kiểm định, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ;

- Đóng gói, lưu giữ, vận chuyển các chất phóng xạ và dược chất phóng xạ;

- Sử dụng các nguồn hoặc thiết bị bức xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10;

- Thực hiện công việc đảm bảo an toàn bức xạ tại các cơ sở có dụng các nguồn hoặc thiết bị bức xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10;

- Tìm kiếm, định vị, ứng phó sự cố, tẩy xạ các nguồn phóng xạ ngoài môi trường;

- Thu hồi nguồn phóng xạ, áp tải vận chuyển nguồn phóng xạ;

- Tháo dỡ các cơ sở hạt nhân, thiết bị hạt nhân, quản lý công tác tẩy xạ;

- Đo đạc, đánh giá an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, cơ sở khai thác chế biến quặng phóng xạ;

- Kiểm tra, kiểm định, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ.

Nếu người lao động công ty bạn là người thực hiện một trong các công việc nêu trên thì sẽ được hưởng chế đệ phụ cấp nặng nhọc, độc hại theo điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP như sau:

“c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường”.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan