Trong chương trình Khuyến công, phát song vào 16.30 ngày 19/12/2015 trên VTV1, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần trao đổi về chủ đề phòng vệ thương mại bảo vệ thị trường nội địa.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:
Câu hỏi: Theo ông, tính liên kết có tầm quan trọng như thế nào đối với các doanh nghiệp trong việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại?
Trả lời: Tính liên kết giữ vai trò quan trọng cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, theo quy định của luật, để tiến hành biện pháp chống bán phá giá, biện pháp tự vệ thì ít nhất phải có 25% đại diện ngành sản xuất mới có thể tiến hành.
Vì vậy, để có thể tiến hành một vụ kiện về phòng vệ thương mại thì rất ít trường hợp 1 doanh nghiệp có thể tự mình tiến hành mà cần phải có sự liên kết của nhiều doanh nghiệp trong ngành hàng bị ảnh hưởng.
Muốn có sự liên kết này thì vài trò của hiệp hội và hội ngành nghề là rất quan trọng, hội sẽ là nơi có thể liên kết các doanh nghiệp bị thiệt hại để có thể tiến hành biện pháp phòng vệ thương mại trước sự xâm lấn và lấn át của hang hoá nước ngoài.
Câu hỏi: Nhiều doanh nghiệp hiện có chung lo ngại về chi phí cao và nguy cơ bị lộ thông tin kinh doanh của mình nếu tham gia khởi kiện và áp dụng các biện pháp bảo vệ thương mại. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Trả lời: Hiện nay, để có thể khởi kiện một vụ kiện về phòng vệ thương mại thì thông thường chi phí rất cao, theo thong tin của tôi được biết, ở nước ngoài, chi phí tối thiểu để có thể tiến hành là 1 triệu USD một vụ kiện, vì vậy, chi phí cũng là một vấn đề lớn khi các doanh nghiệp muốn sử dụng biện pháp này.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải công khai thong tin để có thể chứng minh là doanh nghiệp và ngành hang đang bị ảnh hưởng, việc công khai thong tin cũng cần được tính toán để doanh nghiệp lựa chọn.
Câu hỏi: Theo ông, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm những sự giúp đỡ từ đâu để thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại?
Trả lời: Doanh nghiệp có thể dựa vào hành lang pháp lý hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện nay đã có hành lang pháp lý gồm các pháp lệnh và các nghị định hướng dẫn thi hành.
Việt Nam đã giao thẩm quyền cho Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này và có thể hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục khởi kiện.
Một việc làm nhất thiết nữa là doanh nghiệp cần có sự tư vấn của các chuyên gia pháp lý, chuyên gia kinh tế để có thể trợ giúp mình trong quá trình khởi kiện.
Các doanh nghiệp nên dựa vào các Hiệp hội ngành nghề để có thể hỗ trợ mình trong quá trình thực hiện vụ kiện.
Câu hỏi: Vậy vai trò của các hội, hiệp hội trong thời gian tới cần phải được tăng cường như thế nào thưa ông?
Trả lời: Theo kinh nghiệm của các quốc gia, vai trò của các Hiệp hội giữ một vai trò quan trọng trong việc thành công của các vụ kiện, các hiệp hội sẽ nhận uỷ quyền của doanh nghiệp để có thể có nhân lực và tài chính để theo một vụ kiện kéo dài như vụ kiện phòng vệ thương mại.
Trong thời gian qua, Hiệp hội tại Việt Nam chưa thể hiện được vai trò này, vì vậy, trong thời gian tới, các Hiệp hội nên tìm hiểu và nghiên cứu các quy định về phòng vệ thương mại để trợ giúp hội viên trong vấn đề này.