Trong chương trình phát thanh Kinh doanh và pháp luật, được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình 585, do Bộ tư pháp chủ trì, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và Công ty cổ phần truyền thông ALO Media phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng công ty Khí Việt Nam PV GAS, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịchkiêm giám đốc S&B Law sẽ trao đổi về chủ đề pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT, BTO và BT. S&B Law xin trân trọng giới thiệu nội dung buổi trao đổi.
Phóng viên: Xin LScho biết đánh giá của mình về quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT, đặc biệt là các quy định liên quan đến quy trình thủ tục thực hiện dự án; tài trợ dự án; chế tài phạt vi phạm; cơ chế huy động vốn và các ưu đãi tài chính dành cho nhà đầu tư.....
Luật sư Nguyễn Thanh Hà:
Có thể nói pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT đã ban hành khá sớm khi nhà nước mở cửa thực hiện kinh tế thị trường; tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm thu hút đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên như trên tôi đã nêu các quy định pháp luật về BOT, BTO, BT bộc lộ nhược điểm là còn thiếu, không rõ ràng , nhất quán, thiếu đồng bộ:-Qui trình thực hiện dự án không rõ ràng, kéo dài; danh mục dự án kêu gọi theo hình thức BOT thiếu thông tin và yêu cầu cụ thể; quá trình đàm phán thường kéo dài; thiếu đầu mối có thẩm quyền để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình đàm phán hợp đồng BOT, BTO, BT cũng như triển khai thực hiện dự án. Các thông tin liên quan tới dự án BOT, BTO, BT thường thiếu minh bạch, khó tiếp cận thường là chỉ định thầu thủ tục khép kín và rất ít khi đấu thầu công khai.
- Vấn đề tài trợ dự án, xử lý vi phạm và ưu đãi đầu tư đối với dự án BOT, BTO, BT tôi cho rằng rất nhiều dự án thường gặp là các dự án vốn đều là 100% vốn tư nhân, rất ít khi có nguồn vốn của nhà nước tham gia với tính chất chia sẻ rủi ro. Các bảo lãnh của nhà nước không rõ ràng và nhất quán như bảo lãnh tiền vay; chuyển đổi ngoại tệ; cơ chế thanh toán và các cơ chế tài chính khác bảo đảm kinh doanh và lợi nhuận của nhà đầu tư.
- Vấn đề xử lý vi phạm thiếu quy định cụ thể, đặc biệt vi phạm từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến các tranh chấp kéo dài không rõ thẩm quyền cơ quan giải quyết.
Theo LS các quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo các hình thức trên chưa? Nếu chưa xin ông cho biết cụ thể kiến nghị của mình?
Từ thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng BOT và thực tiễn tư vấn các dự án BOT chúng tôi cho rằng cần sớm có những điều chỉnh chủ yếu sau:
- Nhà nước cần sớm có quy hoạch và ban hành danh mục kêu gọi các dự án BOT, BTO, BT. Danh mục các dự án cần thông tin rõ ràng về hình thức BOT, BTO, BT; nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước; phương thức bảo lãnh…các thông tin trên phải đăng tải công khai.
- Nên quy định hạn chế các dự án thực hiện theo thủ tục chỉ định thầu mà theo hướng đấu thầu rộng rãi và đấu thầu quốc tế. Thực hiện cơ chế đàm phán dự án BOT, BTO, BT một cửa có đủ thẩm quyền giải quyết những vướng mắc trong quá trình đàm phán.
- Quy định rõ cơ chế bảo lãnh và chia sẻ rủi ro về phía nhà nước cho thống nhất kể cả cơ chế giải quyết tranh chấp.
- Qui định cơ chế thực hiện giám sát dự án.Việc giám sát thực hiện dự án do cơ quan nhà nước thực hiện như hiện nay vừa không chuyên nghiệp, thiếu hiệu quả lại hình thức. Có thể nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài nên giao cho một công ty tư nhân làm dịch vụ này theo yêu cầu và nội dung được nêu trong hợp đồng BOT, BTO, BT và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cần có cơ chế đồng bộ giữa chính sách BOT, BTO, BT và chính sách PPP