1. Phản đối đơn đã đăng ký sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là Phản đối đơn) là việc bạn hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác có ý kiến với cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nhất định
(đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp, ...). Ý kiến phải được lập thành văn bản và kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.
2. Thời hạn để phản đối đơn là bao lâu?
Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ là khoảng thời gian mà bạn có quyền phản đối đơn.
3. Có nhất thiết phải phản đối đơn hay không?
Có. Không gì có thể đảm bảo rằng cơ quan sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định đơn đăng ký một cách chính xác nhất, đặc biệt là đối với các đơn đăng ký sáng chế và kiểu dáng công nghiệp khi mà quy trình thẩm định yêu cầu phải tra cứu thông tin ở phạm vi trên toàn thế giới.
Ngoài ra, trong một số trường hợp phản đối đơn là căn cứ duy nhất để cơ quan sở hữu trí tuệ quyết định có cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký chẳng hạn như trong trường hợp nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được bảo hộ.
4. Tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm ý nghĩa của việc phản đối đơn?
Để cho đơn giản bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Bạn và công ty cạnh tranh của bạn đang cùng kinh doanh cho cùng một loại sản phẩm ống nước trên thị trường với kiểu dáng độc đáo. Kiểu dáng của loại ống nước này đã được sử dụng từ trước trên thế giới nhưng lại vừa mới bắt đầu sử dụng tại Việt Nam.
Đối thủ cạnh tranh của bạn muốn loại bỏ bạn ra khỏi thị trường bằng cách đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp này tại cơ quan có thẩm quyền rồi sau đó sử dụng bằng độc quyền được cấp để yêu cầu bạn không được phép tiếp tục kinh doanh sản phẩm này.
Trong trường hợp này nếu bạn không phản đối đơn và chứng minh rằng kiểu dáng công nghiệp này đã không đáp ứng tiêu chuẩn bạo hộ tại Việt Nam thì có khả năng đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ là có thể và khi đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn.
5. Luật quy định bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền phản đối đơn, có nghĩa là có trường hợp một đơn đăng ký sẽ có nhiều phản đối đơn và do đó tôi sẽ không cần phải phản đối đơn nữa?
Đúng là trong thực tế có thể có trường hợp một đơn đăng ký bị nhiều bên phản đối. Tuy nhiên, về nguyên tắc, phản đối đơn là cách để bên thứ ba bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên nếu bạn cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm thì bạn nêu tự mình phản đối đơn mà không nên trông chờ hay ỷ lại vào phản đối đơn của chủ thể khác cũng việc thẩm định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Làm thế nào để tôi biết được tôi đã có thể phản đối đơn đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nhất định?
Định kỳ hàng tháng cơ quan sở hữu trí tuệ sẽ công bố các đơn đăng ký hợp lệ trên công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và bản điện tử). Bạn có thể kiểm tra xem đơn mà bạn muốn phản đối đã được công bố hay chưa để có thể tiến hành nộp đơn phản đối bằng việc sử dụng công báo này.
7. Khi phản đối đơn tôi sẽ phải làm gì?
Bạn sẽ phải chứng minh được rằng đối tượng trong đơn đăng ký không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ tại Việt Nam và bạn phải kèm theo các tài liệu chứng cứ chứng minh việc này.
8. Tôi sẽ được hỗ trợ như thế nào khi sử dụng dịch vụ của S&B Law?
Khi sử dụng dịch vụ của S&B Law, chúng tôi sẽ:
- Tư vấn về khả năng thành công của vụ việc và các bước cần thiết để có thể phản đối đơn;
- Tư vấn về các tài liệu cần thiết phải cung cấp để chứng minh cho ý kiến phản đối của bạn;
- Soạn thảo va nộp đơn phản đối tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt bạn thương lượng, làm việc với chủ đơn đăng ký và/hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến phản đối đơn;
- Trả lời, khiếu nại các thông báo, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc phản đối đơn;