Phải làm sao khi bị công ty nợ lương thử việc ?

Nội dung bài viết

Câu hỏi :

Tôi đang làm việc online cho một công ty xuất khẩu lao động. Khi phỏng vấn online tôi nhận hợp đồng thử việc từ công ty nhưng không có chữ ký. Sau khi làm được 17 ngày thì công ty chấm dứt hợp đồng và không chịu trả lương đầy đủ cho tôi. Cho hỏi tôi có thể khởi kiện công ty để đòi lại lương còn thiếu được không ?

Trả lời : 

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Liên quan đến thắc mắc của bạn về hợp đồng thử việc, chúng tôi gửi bạn phần tư vấn dưới đây để bạn tham khảo :

Hợp đồng thử việc là sự thoả thuận của người lao động với người sử dụng lao động về công việc làm thử trước khi có thể làm chính thức.

Theo Điều 24 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận thử việc bằng giao kết hợp đồng thử việc. Tuy nhiên, pháp luật lại chỉ quy định về hình thức hợp đồng lao động không có quy định về hình thức của hợp đồng thử việc do đó, người sử dụng lao động và người lao động có thể giao kết hợp đồng thử việc thông qua văn bản, phương tiện điện tử hoặc bằng lời nói.

Trong trường hợp này, công ty xuất khẩu lao động có gửi hợp đồng thử việc cho bạn nhưng không có chữ ký sẽ được coi là thoả thuận bằng miệng và vẫn được coi là có giá trị pháp lý.

Theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động 2019, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Tuy nhiên, bạn vẫn có quyền được hưởng lương thử việc theo số ngày mà bạn đã làm việc cho công ty. Theo đó, bạn có thể đưa ra những bằng chứng chứng minh quan hệ lao động có tồn tại, về những công việc thực tế mình đã làm theo yêu cầu của công ty (ví dụ: đưa ra những đầu mục công việc mình được giao và hoàn thành, …).

Khi không được trả lương, bạn có thể sử dụng một trong các cách sau đây để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình:

    Gửi yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết tiền lương;

    Gửi đơn khiếu nại đến thanh tra Sở lao động - thương binh và xã hội

Căn cứ Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP việc khiếu nại tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ được tiếp nhận sau khi đã tiến hành khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó.

    Hoà giải thông qua Hoà giải viên lao động

    Nộp đơn khởi kiện lên Tòa án lao động cấp huyện nơi công ty có trụ sở chính

Đối với việc khởi kiện lên Tòa án, đây là tranh chấp lao động tiền lương cá nhân cho nên phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hoà giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết.

Mời bạn xem thêm dịch vụ của SBLAW tại đây:

Tư vấn luật lao động

 

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan