Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
- Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản: Có thể là vật, quyền tài sản, nhưng đối tượng này phải là tài sản được phép giao dịch. Những đối tượng không được phép giao dịch thì không phải là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản. Vd: Súng ống, ma túy… Đây là vật nhưng lại không phải là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản . Trong trường hợp là quyền tài sản phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán, nếu là vật cần phải được xác định rõ.
- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên và pháp luật tôn trọng điều đó, các yếu tố như : Giá và phương thức thanh toán, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán, địa điểm giao tài sản, phương thức giao tài sản,.. được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Ngoài ra nếu hai bên không thỏa thuận các yếu tố trên thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên lời khuyên dành cho các bên khi giao kết hợp đồng là nên dự trù trước và thỏa thuận đầy đủ các điều trên để tránh rắc rối và tranh chấp trong khi thực hiện hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của hai bên trong hợp đồng mua bán tài sản:
- Bên bán có nghĩa vụ thực hiện giao tài sản theo hợp đồng, khi bên bán không thực hiện đúng hợp đồng ( không giao đúng hạn, số lượng, chất lượng,…) do các lý do chủ quan thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại do không thực hiện được hợp đồng gây ra. Ngoài ra bên bán cũng có một số nghĩa vụ khác như đảm bảo tài sản không bị tranh chấp với bên thứ 3,…
- Bên mua có nghĩa vụ trả đủ số tiền theo hợp đồng, nếu trả chậm thì bên mua phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
0/5
(0 Reviews)