Nhân viên tự ý bỏ việc xử lý như thế nào?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Nhân viên đã bỏ ca làm 7 ngày và Công ty không liên lạc được với bạn đó. Trường hợp này liệu Công ty có thể email cho bạn nhân viên đó yêu cầu dừng hợp đồng do đã không xuất hiện tại nơi làm việc 7 ngày và mời bạn đến làm thủ tục nghỉ việc không?

Luật sư tư vấn:

Công ty không nên gửi email cho Người lao động (NLĐ) thông báo đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động (HĐLĐ) khi chưa xác định được lý do NLĐ bỏ việc là gì.

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ), nếu NLĐ tự ý bỏ việc quá 05 ngày làm việc liên tục trở lên VÀ không có lý do chính đáng (Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động - k4 Đ125 BLLĐ) thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Do đó, nếu NLĐ chứng minh được họ không đến Công ty làm việc vì các lý do trên thì Công ty không có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Nhân viên tự ý bỏ việc xử lý như thế nào
Nhân viên tự ý bỏ việc xử lý như thế nào

Phương án đề xuất:

Trước mắt, Công ty nên liên hệ (bằng email) yêu cầu NLĐ xác minh lý do không đi làm. Nếu NLĐ không phản hồi theo yêu cầu thì Công ty gửi bản cứng giấy yêu cầu giải trình lý do nghỉ đến nơi cư trú theo đăng ký của NLĐ. Trường hợp NLĐ vẫn tiếp tục không phản hồi thì những ngày NLĐ không đi làm được coi là nghỉ việc riêng không hưởng lương. Khi NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, Công ty làm báo giảm đóng BHXH (Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Khi nào Công ty có đủ căn cứ xác minh NLĐ nghỉ việc không có lý do chính đáng thì Công ty mới được ra thông báo đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Công ty khi đơn phương chấp dứt hợp đồng với người lao động cần phải thực hiện thủ tục báo trước theo quy định tại Điều 36 BLLĐ và Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan