Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định thì sẽ phải bồi thường như thế nào?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi là Lan, ở Hà Nội. Tôi đã ký kết hợp đồng lao động với công ty (Hợp đồng lao động vô thời hạn), trước khi tôi chưa lấy chồng tôi rất chăm chỉ làm việc và đã được sếp đề bạt lên chức vụ quan trọng trong công ty, nay vì tôi mang thai nghén, nên sếp đã tự ý chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi, bảo với tôi rằng là do tôi không hoàn thành tốt công việc mà sếp giao, nên đã tự ý chấm dứt, nhưng thực tế là đối với mỗi công việc mà sếp đã giao cho tôi, thì tôi luôn làm tỉ mỉ và cẩn thận, không có sai sót gì cả, nay tôi muốn hỏi rằng đối với hành vi đó của sếp thì sếp có phải đền bồi thường gì cho tôi không? Nếu có thì sẽ là những gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

"1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.

2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.

4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:

"3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.

Với thông tin mà bạn đã cung cấp đến cho chúng tôi, thì do bạn đang mang thai mà người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn, với lý do được đưa ra là: “do tôi không hoàn thành tốt công việc mà sếp giao, nên đã tự ý chấm dứt” nhưng thực tế là bạn đã "đối với mỗi công việc mà sếp đã giao cho tôi, thì tôi luôn làm tỉ mỉ và cẩn thận, không có sai sót gì cả”, khi bạn chứng minh được rằng các việc làm của bạn luôn làm một cách tỉ mỉ và cẩn thận thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của sếp đối với bạn sẽ không được pháp luật thừa nhận, pháp luật không cho phép người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp bạn đang mang thai. Với việc đơn phương chấm dứt hợp động lao động trái pháp luật đó (theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động năm 2012), thì người sử dụng lao động (tức sếp của bạn) sẽ phải có nghĩa vụ sau đây khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với bạn theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2012:

- Phải nhận bạn trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Trường hợp bạn không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường thì sếp bạn phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động năm 2012.

- Trường hợp sếp của bạn mà không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động năm 2012, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

- Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà bạn vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

- Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho bạn một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan