Người lao động nghỉ việc sau khi nghỉ thai sản

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Mình ở Hà Nội. Từ tháng 12/2009, mình có làm việc tại một công ty, đến tháng 01/2012, công ty không đóng BHTN cho NLĐ vì công ty dưới 10 NLĐ. Đến tháng 8/2016 mình nghỉ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản đến tháng 3/2017 mình nghỉ việc luôn. Đến tháng 7/2017 mình vẫn chưa nhận được BHXH và tiền trợ cấp. Lý do công ty đưa ra: Chưa làm xong thủ tục chốt sổ qua mạng với cơ quan BHXH. Vậy thì khoảng thời gian từ 01/2012 đến tháng 03/2017 có được tính vào thời gian hưởng trợ cấp thôi việc không? Trường hợp công ty cổ tình không trả thì mình phải khiếu nại lên cơ quan nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

1.Thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chưa có thông tin về hợp đồng lao động và loại hợp đồng bạn được ký. Nếu bạn đã làm việc được 8 năm tại công ty thì theo quy định tại Điều 22 BLLĐ 2012 thì hợp đồng lao động bạn được ký là hợp đồng không xác định thời hạn.

Nếu là hợp đồng không xác định thời hạn thì khi chấm dứt hợp đồng lao động bạn phải báo trước cho NSDLĐ là 45 ngày theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 BLLĐ 2012.

Nếu bạn đáp ứng đúng quy định về thời hạn báo trước thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 BLLĐ 2012 về trợ cấp thôi việc:

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Nếu bạn không đáp ứng quy định về thời hạn báo trước thì bạn sẽ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ.

2.Khoản 2 Điều 47 BLLĐ 2012 có quy định:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”.

Trường hợp của bạn đã nghỉ việc được 4 tháng mà công ty vẫn chưa chốt sổ BHXH, trước tiên bạn có thể nộp đơn yêu cầu công ty trả sổ BHXH và các quyền lợi khác, nếu công ty vấn không thực hiện, bạn có quyền đề nghị Hòa giải viên lao động giải quyết. Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định thì bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan