Người giúp việc có hành vi trộm cắp, đơn phương chấm dứt hợp đồng thế nào cho đúng?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Mình ở Hải Phòng. Do điều kiện công tác bận rộn nên vợ chồng mình phải thuê giúp việc để phụ giúp việc nhà có ký hợp đồng giúp việc gia đình. Tuy nhiên, gần đây mình phát hiện chị này thường xuyên lấy trộm tiền và đồ trong nhà đi bán, giá trị lên tới khoảng 1 triệu 500 ngàn, đồng thời chị này cũng không thực hiện đầy đủ các công việc mà gia đình mình giao. Liệu mình có thể chấm dứt hợp đồng với chị này mà không cần báo trước, đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, trong trường hợp này bạn và phía người giúp việc có ký kết một hợp đồng lao động. Vì vậy bạn đóng vai trò là người sử dụng lao động, người giúp việc là người lao động.

Trước hết, bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người giúp việc đó mà không cần báo trước theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 27/2014/NĐ-CP:

“3. Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động có hành vi trộm cắp, đánh bạc, cố ý gây thương tích cho thành viên trong hộ gia đình hoặc người lao động khác làm cùng, sử dụng các chất gây nghiện, mại dâm; …”.

Như vậy, người giúp việc đó đã có hành vi trộm cắp tài sản cũng nhưng tiền bạc của gia đình bạn, giá trị tài sản bị lấy cắp lên tới 1 triệu 500 ngàn nên bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người đó mà không cần báo trước. Nhưng trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, bạn có trách nhiệm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bạn cư trú.

Xử lý hành vi trộm cắp:

Trước hết bạn không thể yêu cầu xử lý hình sự với người giúp việc này do theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Hành vi này của người này vẫn chưa đủ cấu thành nên tội này. Bạn chỉ có thể yêu cầu công án nơi bạn cư trú xử lý vi phạm hành chính với người này như sau:

Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định:

“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Trộm cắp tài sản; …”.

Như vậy, mức phạt trong trường hợp này là phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Ngoài ra, người giúp việc còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung: tịch thu tài sản trộm cắp.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan