Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Nội dung bài viết

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận, ký kết bằng văn bản giữa các bên có nhu cầu. Nhằm thực hiện một công việc trong đó quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia ký kết, giúp cho việc thực hiện và định hướng theo đúng quy định của pháp luật và nội dung đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng.

Nhưng trong thực tế thì vẫn xảy ra các trường hợp quyền và nghĩa vụ của các bên bị xâm hại, dẫn đến việc tranh chấp. Đây chính là lý do tại sao cần phải tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.

SBLAW với một đội ngũ luật sư am hiểu pháp luật hợp đồng, nhiều kinh nghiệm tư vấn và am hiểu thực tiễn kinh doanh, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp, hòa giải và đại diện cho các bên trước trọng tài thương mại và trọng tài.

       Luật sư SBLAW luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

I. Vì sao cần thuê luật sư để giải quyết tranh chấp kinh doanh

Từ khi Việt Nam gia nhập vào WTO và hàng loạt các hiệp định thương mại đa phương và song phương, quan hệ kinh doanh của chúng ta ngày một phát triển, kèm theo đó là những tranh chấp trong kinh doanh xảy ra rất nhiều. Việc hạn chế và giải quyết tranh chấp hợp đồng ổn thỏa sẽ làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, giúp cho hoạt động kinh doanh và đầu tư hiệu quả hơn.

Để tránh được rủi ro, tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại đang được nhiều công ty lựa chọn trước khi tham gia ký kết hợp đồng vì:

– Luật sư tư vấn sẽ giúp rà soát hợp đồng, đảm bảo được lợi ích của các bên trong hợp đồng và dự kiến được những rủi ro sẽ xảy ra. Từ đó mà điều chỉnh lại các điều khoản sao cho phù hợp với hoàn cảnh và quy định của pháp luật.

– Khi soạn thảo hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng thì cần rất nhiều kiến thức, hiểu biết chuyên sâu về các quy định của luật pháp.

– Khi xảy ra tranh chấp, việc có luật sư tư vấn sẽ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất trong giải quyết vụ việc tranh chấp hợp đồng.

                             Doanh nghiệp nên lựa chọn luật sư để tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng

II. Các loại tranh chấp hợp đồng thương mại phổ biến.

– Tranh chấp hợp đồng thương mại theo phạm vi lãnh thổ: Hợp đồng ngoại thương, hợp đồng nội thương….

– Tranh chấp hợp đồng theo nội dung vi phạm: Là tranh chấp do bên bán hoặc bên mua không thực hiện đúng nội dung hợp đồng.

– Tranh chấp hợp đồng theo phạm vi giao dịch: Tranh chấp trong mua bán hàng hóa, trong hợp đồng đại lý, trong hợp đồng cung ứng dịch vụ, trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa…

– Tranh chấp hợp đồng theo tính pháp lý: Tranh chấp do vi phạm nguyên tắc, hợp đồng không hợp pháp…

III. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Việt Nam và quốc tế:

– Phương thức thương lượng: đây là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn và thường được ghi trong điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng. Phương thức này các bên tự thương lượng hoặc cử luật sư tham gia thương lượng.

– Phương thức hòa giải: phương thức này thông qua bên thứ ba trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

– Thông qua Tòa án: Phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan toà án với sự tham gia của thẩm phán để giải quyết tranh chấp, thông thường phương thức này làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp.

– Thông qua Trọng tài thương mại: Đây là phương thức các bên thỏa thuận đưa tranh chấp ra trung tâm Trọng tài giải quyết và phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có giá trị thi hành ngay.

IV. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng
Với mỗi phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ tương ứng là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bao gồm:
1. Người trung gian tiến hành hòa giải (Hòa giải viên)
. Khi lựa chọn phương thức hòa giải, các bên có thể tiến hành theo một trong các cách thức sau:
• Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của hòa giải viên (tương tự phương thức tự thương lượng).
• Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.
• Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi đưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.
• Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Trung tâm Trọng tài, trọng tài viên
Không phải tất cả các tranh chấp về hợp đồng đề thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp sau:
• Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
• Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
• Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.
Tuy nhiên, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể khi có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài. Trong thỏa thuận trọng tài, các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp. Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được.
Tai Việt Nam, Trọng tài được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài thường trực. Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và các trung tâm Trọng tài được thành lập theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần, phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác. Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết. Tuy nhiên, các bên có quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết Trọng tài trong một số trường hợp.
                        SBLAW hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn các cơ quan để giải quyết tranh chấp hợp đồng
3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng của Tòa án được xác định theo bốn bước:
Bước 1: Thẩm quyền theo vụ việc
Xác định thẩm quyền theo vụ việc là ta xác định vụ việc tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án hay không. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án theo vụ việc từ Điều 26 đến Điều 34. Cụ thể:
• Tranh chấp hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo khoản 3 Điều 26;
• Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại theo Điều 30;
• Tranh chấp hợp đồng lao động theo Điều 32.
Bước 2: Thẩm quyền theo cấp xét xử
Luật tổ chức Tòa án nhân dân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án thành các cấp như sau:
• Tòa án nhân dân tối cao;
• Tòa án nhân dân cấp cao;
• Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh);
• Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện);
• Tòa án quân sự.
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp được quy định tại Điều 35, 36 Bộ luật tố tụng dân sự; Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp được quy định tại Điều 37, 38 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Bước 3: Thẩm quyền theo lãnh thổ
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
• Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng về dân sự, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự;
• Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
• Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Lưu ý: Trường hợp vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định của Bộ luật này về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của đương sự.
Bước 4: Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự:
Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết:
• Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
• Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
• Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
• Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
• Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
• Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
• Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
• Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết”.
Sau khi xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện và xem xét đơn khởi kiện. Trường hợp đơn khỏi kiện hợp lệ thì Tòa án thông báo cho nguyên đơn về việc nộp lệ phí và tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận được biên lai phí và tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thụ lý vụ án.
Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục tư pháp do Bộ luật tố tụng dân sự quy định

                               Doanh nghiệp có nhiều lựa chọn để giải quyết tranh chấp bằng hợp đồng

V. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng của SBLAW bao gồm:

Công ty luật SB LAW với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu luật pháp về kinh doanh, hợp đồng thương mại, dân sự… SB LAW tự hào là một công ty có uy tín trong việc thực hiện dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại với nhiều năm kinh nghiệm , hội tụ đội ngũ luật sư giỏi, có trình độ chuyên môn sâu, uy tín, chuyên nghiệp. Hãng luật có một mạng lưới đối tác là các văn phòng luật sư, công ty luật nổi tiếng quốc tế.

SB LAW tư vấn toàn diện các thủ tục pháp lý, đại điện khách hàng thực hiện giải quyết các tranh chấp liên quan. Các dịch vụ của SBLAW bao gồm

  • Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý trong quan hệ tranh chấp.
  • Trao đổi và hướng dẫn các bên thu thập chứng cứ, cung cấp thông tinliên quan tới vụ tranh chấp;
  • Trực tiếp tiến hành thu thập chứng cứ thông qua việc tiếp xúc với các bên liên quan.
  • Tư vấn,thuyết phục và hướng dẫn các bên kiện toàn hồ sơ pháp lý trước khi khởi kiện vụ án.
  • Tư vấn, chuẩn bịcác phương án đàm phán trước khi giải quyết tại tòa án.
  • Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài hay Tòa án.
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải giữa các bên tranh chấp.
  • Cử Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan trọng tài để giải quyết tranh chấp.
  • Theo dõi và đảm bảo thi hành phán quyết của Tòa án và trọng tài.

                SBLAW có nhiều luật sư giỏi có thể hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp bằng hợp đồng

Mọi thắc bạn có thể liên hệ qua địa chỉ :

Công ty Luật SB SLaw

Văn phòng tại Hà Nội:

  • Địa Chỉ: Tầng 2, 21T2 Building, Hapulico Complex, Số 81, Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Hotline: 0904.340.664 – Chat Zalo
  • Email: nguyen@sblaw.vn

Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh:

  • Địa Chỉ: Tầng 6, Toà nhà PDD, số 162, Đường Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0904.340.664 – Chat Zalo
  • Email: info@sblaw.vn

Mời các bạn xem thêm nội dung sau:

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TRỌNG TÀI SINGAPORE

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan