Nhận lời mời của Truyền hình thông tấn, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn về vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ qua vụ việc xử lý vi phạm của công ty ABB, Thuỵ Sĩ, chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:
PV: Vụ việc sâm phạm SHTT của ABB Thuỵ Điển được phát hiện như thế nào?
- ABB đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm liên quan đến máy biến áp theo đơn đăng ký quốc tế số 781684, 781685, 781902
- Thông qua quá trình giám sát thị trường, từ tháng 08 năm 2014, ABB phát hiện ra Công ty cổ phần máy biến thế ABB Việt Nam sử dụng yếu tố ABB trong tên doanh nghiệp và sản phẩm máy biến thế tương tự với nhãn hiệu và tên thương mại đang được bảo hộ của ABB tại Việt Nam
PV: Quá trình tiến hành các thủ tục tiến hành bảo hộ mà SBLAW đã thực hiện?
- Ngày 29/08/2014ABB đã có đơn số NH298-14YC/KLGĐ yêu cầu Viện khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành giám định xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của yếu tố “ABB”
- Kết luận giám định số NH298-14YC/KLGĐ ngày 24/09/2014 cho thấy dấu hiệu “ABB” gắn trên sản phẩm máy biến thế và trên các biển hiệu của Công ty CP máy biến thế ABB là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “ABB” được bảo hộ theo đơn đăng ký quốc tế số 781684, 781685, 781902 theo quy định tại điều 11 Nghị định 105/2006 sửa đổi.
- Dựa vào kết luận nêu trên ABB đã có công văn yêu Công ty CP máy biến thế ABB chấm dứt hành vi vi phạm.
- Tuy nhiên, ngày 16/10/2014 Công ty CP máy biến thế ABB đã có Công văn số 156.14/CV/ABBVN phản hồi, theo đó từ chối thực hiện các yêu cầu đã nêu trong Thư cảnh báo yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm.
PV: Các kết luận chính thức về vụ việc?
- Ngày 21/11/2014, ABB đã có yêu cầu xử lý vi phạm gửi lên thanh tra Bộ khoa học và công nghệ và đã nhận được công văn số 40/Ttra ngày 12/02/2015 về kết quả xử lý hành vi vi phạm, theo đó công ty CP máy biến thế ABB đã bị xử phạt hành chính đồng thời cam kết không sử dụng dấu hiệu ABB trên biển hiệu và các tài liệu giao dịch, quảng cáo
PV: Nhận định về những tồn tại và các giải pháp để đảm bảo thực thi quyền SHTT tại VN được hiệu quả hơn?
Luật sư trả lời: Theo quan điểm của tôi, những tồn tại của việc thực thi quyền SHTT tại Việt Nam như sau:
- Các cán bộ của cơ quan thực thi quyền hiện nay chưa nắm vững các quy định và có kinh nghiệm trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
- Nhiều văn bản pháp luật hiện nay về sở hữu trí tuệ về thực thi chưa thực sự hiệu quả, ví dụ về việc áp dụng quy định tại Điều 171 Bộ Luật hình sự, giải thích về quy mô thương mại khi áp dụng Điều 171 vẫn chưa có, gây khó khan cho cơ quan điều tra khi muốn khởi tố vụ án hình sự lien quan tới quyền sở hữu công nghiệp.
Về những giải pháp thì tôi cho rằng chúng ta cần phải nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp về vấn đề này, bên cạnh đó, chúng ta cần sửa đổi và bổ sung những quy định của pháp luật về vấn đề này.
Bên cạnh đó, vấn đề nâng cao năng lực và hiệu quả của cơ quan thực thi cũng đặt ra vấn đề cấp thiết.