Kiều bào có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan nhà nước tại Việt Nam?

Nội dung bài viết

Hiện nay đã có hơn 6 triệu NVNONN sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, số người có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 10%, tương đương 600.000 người. Ở hầu hết địa bàn có người Việt sinh sống đều đã thành lập tổ chức hội đoàn. Trong Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư và Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức mới đây, nhiều kiều bào mong muốn Đảng và Nhà nước điều chỉnh, bổ sung quy định cho phép người Việt Nam ở nước ngoài được quyền tham gia ứng cử, bầu cử vào Quốc hội. Ngoài ra, mở rộng việc cho phép các Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài trở thành thành viên các tổ chức chính trị - xã hội trong nước...Đây đang là những vấn đề đáng quan tâm. Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW, đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tư vấn trên sóng truyền hình VTC. Mời quý khách theo dõi nội dung dưới đây.

Câu 1: Thưa luật sư, Theo quy định của Pháp luật, Công dân có quyền bầu cử và ứng cử khi đáp ứng những điều kiện gì?

Trả lời:

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật trong công việc được người đại biểu lựa chọn thành cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Quyền ứng cử là quyền cơ bản của công dân khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở về lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này: Cụ thể là người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.

Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và luật pháp định bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không phân chia nghĩa vụ của công dân.

Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu cử đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - SBLAW - Cẩm nang kiều bào 4
Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch công ty luật SBLAW

Câu 2: Hiện nay theo quy định của Pháp Luật, NVNONN có quyền được bầu cử và ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp ở Việt Nam không? Nếu có thì đây là những trường hợp như nào thưa luật sư?

Trả lời:

Về quyền bầu cử:

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, có quy định: Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này: Cụ thể là người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.

Hiện nay, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 chỉ quy định quyền bầu cử của công dân được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, tại khoản 4 Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, quy định Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ vẫn được phép bầu cử.

Như vậy, nếu công dân vẫn còn quốc tịch Việt Nam và không thuộc các trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền được bầu cử như công dân trong nước.

Về quyền ứng cử:

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Theo Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bổ sung tại Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định, đại biểu Hội đồng nhân dân phải các có tiêu chuẩn sau đây:

  • Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  • Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
  • Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
  • Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Điều 22 Luật tổ chức Quốc hội 2014 quy định về tiêu chuẩn của đại biểu quốc hội như sau:

  • Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
  • Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
  • Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
  • Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Theo Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.”

Như vậy, để ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, cá nhân cần đáp ứng đủ các tiêu chí về tiêu chuẩn, độ tuổi như pháp luật quy định. Trong đó có tiêu chuẩn về việc các cá nhân tự ứng cử phải có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân và của Quốc hội. Do đó, nếu người Việt Nam ở nước ngoài đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn như luật định và có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân và Quốc hội thì có thể tham gia ứng cử.

Câu 3: Thưa luật sư, nếu có quyền được bầu cử và ứng cử thì khi công dân là NVNONN cần đáp ứng đủ điều kiện gì khi tham gia? Và đến đâu để thực hiện quyền công dân đó?

Trả lời:

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 chỉ quy định quyền bầu cử của công dân được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, tại khoản 4 Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, có quy định: Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).

Như vậy, nếu bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam và không thuộc các trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền được bầu cử như công dân trong nước. Để thực hiện quyền này, trong thời gian diễn ra bầu cử trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ, các bạn cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký tạm trú khi về nước, xuất trình Hộ chiếu và đề nghị ghi tên vào danh sách cử tri, đồng thời nhận thẻ cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Vậy nên mỗi cử tri cần phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, thực hiện trách nhiệm công dân, tích cực tham gia bỏ phiếu, cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng, xứng đáng là những công dân có trách nhiệm đối với đất nước.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - SBLAW - Cẩm nang kiều bào 2
Luật sư Nguyễn Thanh Hà tại buổi phỏng vấn của đài truyền hình VTC

Câu 4: Hiện nay có nhiều NVNONN có 2 quốc tịch, vậy điều này có ảnh hưởng gì đến quyền bầu cử và ứng cử của công dân đó không thưa luật sư?

Trả lời:

Đối với việc bầu cử, trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài có hai quốc tịch sẽ không bị ảnh hưởng. Theo khoản 4 Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định: Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Như vậy, nếu công dân sống ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam và không thuộc các trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền được bầu cử như công dân trong nước. Để thực hiện quyền này, trong thời gian diễn ra bầu cử trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ, công dân cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký tạm trú khi về nước, xuất trình Hộ chiếu và đề nghị ghi tên vào danh sách cử tri, đồng thời nhận thẻ cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Tuy nhiên với việc ứng cử, việc người Việt Nam ở nước ngoài có 2 quốc tịch sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, căn cứ vào Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014  được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là người có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Như vậy, theo quy định trên trường hợp người có hai quốc tịch trong đó có một quốc tịch Việt Nam không đủ điều kiện để ứng cử đại biểu Quốc hội.

Câu 5: Có ý kiến cho rằng, Luật đất đai 2024 đã mở rộng cho đối đượng Người gốc VN được sở hữu, kinh doanh đất tại VN? Vậy có nên mở rộng quyền bầu cử, ứng cử cho nhóm đối tượng này hay không?

Trả lời:

Việc mở rộng quyền sở hữu và kinh doanh đất đai cho người gốc Việt Nam tại Việt Nam theo Luật Đất đai 2024 là một bước tiến lớn, có thể hiện thực hóa sự mở trong chính sách pháp luật nhắm thu hút sự đóng góp của kiều bào vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, có nên mở rộng quyền bầu cử và ứng cử cho nhóm đối tượng này lại là một câu hỏi phức tạp, đòi hỏi phải xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Việc cho phép người gốc Việt có quyền bầu cử và ứng cử sẽ khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào đời sống chính trị, xã hội của Việt Nam. Khi được trao quyền tham gia vào quá trình bầu cử, họ sẽ cảm thấy mình là một phần của quốc gia, từ đó tạo ra sự gắn kết bền vững với quê hương. Điều này có thể giúp họ đóng góp ý kiến kiến trúc và tầm nhìn của mình vào các quyết định quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển. Việc mở rộng quyền bầu cử và ứng cử cho người gốc Việt sẽ góp phần củng cố mối liên hệ giữa Việt Nam và cộng đồng kiều bào. Nhiều người gốc Việt, dù sinh sống và làm việc ở nước ngoài, vẫn có mối liên hệ tình cảm chặt chẽ với quê hương. Khi được trao quyền tham gia vào các hoạt động chính trị, họ sẽ có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho Việt Nam, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và chính trị. Việc này cũng giúp Việt Nam củng cố vị trí của mình trên trường quốc tế thông qua mối quan hệ đối ngoại với cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Một trong những lo lắng khi mở rộng quyền bầu cử và ứng cử cho người gốc Việt không giữ quốc tế là vấn đề an ninh và quản lý chính trị. Việc trao quyền tham gia vào quá trình bầu cử và ứng cử có thể tạo ra rủi ro trong việc kiểm soát và đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống chính trị. Người không giữ quốc tịch Việt Nam có thể được hưởng các lợi ích và quan hệ với các quốc gia khác, và điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ khi tham gia vào các tiến trình chính trị tại Việt Nam. Do đó, cần phải cân nhắc kỹ thuật lưỡng tính về khả năng này để tránh các tác động tiêu cực lên sự ổn định của hệ thống chính trị. Trong hệ thống luật, quyền bầu cử và ứng cử thường đi kèm với các nhiệm vụ như nghĩa vụ quân sự, thuế và bồi dưỡng các quy định của pháp luật. Đối với người không giữ quốc tịch Việt Nam, họ có thể không phải chịu các nhiệm vụ này, ví dụ như không phải đóng thuế hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam. Việc trao quyền bầu cử và ứng cử mà không yêu cầu họ thực hiện các nhiệm vụ tương tự như công dân trong nước có thể dẫn đến tình trạng bất bình đẳng. Điều này cần phải được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo rằng quyền lợi và nghĩa vụ

Dựa trên các lợi ích và quy tắc đã nêu, tôi cho rằng việc mở rộng quyền bầu cử và ứng cử cho người gốc Việt không phải là một quyết định đơn giản. Việc mở rộng quyền bầu cử và ứng cử có thể được thực hiện, nhưng với những điều kiện cụ thể. Ví dụ, chỉ những người gốc Việt đã đầu tư, đóng góp lâu dài cho Việt Nam và duy trì liên hệ thường xuyên với đất nước mới nên được xem xét trao quyền này. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng họ thực sự có mối quan hệ và mong muốn đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam, thay vì chỉ đơn giản lợi vì ích cá nhân. Nếu chính phủ quyết định mở rộng quyền bầu cử, có thể giới hạn quyền này ở một mức độ nhất định nào đó, ví dụ như bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc quốc gia. Điều này sẽ giúp quản lý tốt hơn và giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng đến các quyết định quan trọng ở cấp quốc gia, trong khi vẫn đảm bảo rằng người gốc Việt có tiếng nói trong các quyết định liên quan đến khu vực mà họ có quan hệ chặt chẽ.

Việc mở rộng quyền bầu cử và ứng cử cho người gốc Việt không giữ quốc tịch là một vấn đề phức tạp, Đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng từ nhiều khía cạnh khác nhau. Mặc dù có những lợi ích rõ ràng trong việc khuyến khích sự tham gia của kiều bào vào đời sống chính trị và xã hội của Việt Nam, nhưng cũng có nhiều thách thức và rủi ro cần được xem xét. Chính phủ cần phải xem xét các giải pháp hợp lý và xây dựng một hệ thống luật hoạt động, đảm bảo rằng tất cả mọi người, dù là công dân trong nước hay người gốc Việt ở nước ngoài, đều được đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ một cách rõ ràng, tránh tình trạng phân biệt.

Câu 6: Kiều bào được đánh giá là nguồn lực quan trọng trong phát triển KT-XH đất nước trong gia đoạn mới. Vậy theo luật sư, thời gian tới chúng ta cần sửa đổi luật cho phù hợp với thực tiễn không?

Trả lời:

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, việc sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kiều bào đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là phù hợp với thực tiễn.

Trước hết, cần phải đơn giản hóa và cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh và chuyển tiền kiều hối. Hiện nay, thủ tục hành chính phức tạp và mất nhiều thời gian đã trở thành rào cản cho kiều bào muốn đầu tư vào Việt Nam. Việc cải thiện khung pháp lý về quyền sở hữu tài sản, đất đai, cũng như bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư là rất quan trọng để tạo niềm tin và thu hút kiều bào đầu tư mạnh mẽ hơn vào các lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất, và dịch vụ. Bên cạnh đó, các quy định về kiều hối cũng cần minh bạch hơn để kiều bào có thể dễ dàng chuyển tiền về nước và sử dụng trong các hoạt động kinh doanh, từ thiện hoặc hỗ trợ gia đình.

Bên cạnh đó, việc khuyến khích chuyển giao tri thức và công nghệ từ kiều bào về Việt Nam là một trong những yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Các chuyên gia kiều bào với trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, y tế, giáo dục cần được khuyến khích trở về nước thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ về nhà ở, và các chính sách bảo đảm sự ổn định trong công việc. Đặc biệt, việc xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp kiều bào cảm thấy an tâm và nhiệt tình hơn khi đầu tư thời gian và nguồn lực vào các dự án phát triển công nghệ tại Việt Nam.

Cuối cùng, một yếu tố không kém phần quan trọng là tăng cường sự tham gia của kiều bào vào các hoạt động chính trị – xã hội của đất nước. Hiện nay, mặc dù kiều bào có đóng góp lớn về kinh tế và tri thức, nhưng cơ hội để họ tham gia vào việc hoạch định chính sách vẫn còn hạn chế. Do đó, cần xem xét việc tạo điều kiện để kiều bào có tiếng nói chính thức trong các tổ chức đại diện của nhà nước, hoặc tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội trong nước. Ngoài ra, các kênh phản hồi chính thức cũng cần được xây dựng một cách hiệu quả để kiều bào có thể đóng góp ý kiến trực tiếp vào các chính sách phát triển quốc gia.

Như vậy, kiều bào là một nguồn lực vô cùng quý báu cho sự phát triển của đất nước. Do đó, việc sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào đóng góp là điều cần thiết. Hệ thống pháp lý minh bạch, linh hoạt và phù hợp với thực tiễn sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của cộng đồng kiều bào, không chỉ về tài chính mà còn về tri thức, văn hóa và các giá trị xã hội khác, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.

Thưa luật sư, Tôi là NVNONN và không còn giữ quốc tịch Việt Nam. Vậy luật sư cho hỏi khi về Việt Nam tôi có quyền bầu cử không?

Trả lời:

Tại Khoản 4 Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, có quy định: “Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú)”.

Người đã có quốc tịch Việt Nam mà bị mất quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam thì không còn là công dân Việt Nam nữa.

Như vậy trong trường hợp của bạn đã không còn giữ quốc tịch Việt Nam, vậy nên đồng nghĩa với việc không là công dân Việt Nam, trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân quy định người nước ngoài trở về nước xuất trình Hộ chiếu có quốc tịch Việt Nam nghĩa là công dân Việt Nam thì có quyền được bầu cử. Vậy nên nếu không giữ quốc tịch Việt Nam thì cũng không thể bầu cử khi trở về nước.

Thưa luật sư, Tôi là công dân Việt Nam nhưng đồng thời mang một quốc tịch khác. Vậy luật sư cho tôi hỏi có còn quyền tham gia bầu cử tại địa phương không? Tôi có vần báo cáo về việc 2 quốc tịch của mình không?

Trả lời:

Thứ nhất, về quyền tham gia bầu cử tại địa phương:

Theo Hiến pháp Việt Nam và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử. Do đó, bạn vẫn có quyền tham gia bầu cử tại địa phương nếu bạn đủ điều kiện về tuổi và đang có quốc tịch Việt Nam.

Thứ hai về việc cần báo cáo có 2 quốc tịch:

Pháp luật Việt Nam không yêu cầu công dân phải báo cáo về việc mang hai quốc tịch, nhưng việc này có thể ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ khác của bạn. Theo quy định tại Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2008), Việt Nam công nhận trường hợp một người mang hai quốc tịch trong một số hoàn cảnh nhất định (ví dụ: theo quy định quốc tế, thỏa thuận giữa các quốc gia, hoặc do luật của nước khác cho phép). Tuy nhiên, bạn vẫn được coi là công dân Việt Nam và phải tuân theo các quyền và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam.

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền tham gia bầu cử tại địa phương khi đang mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, việc giữ song quốc tịch cần được xem xét một cách cẩn trọng, đặc biệt khi nó có thể ảnh hưởng đến các quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của bạn. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề pháp lý nào liên quan đến quốc tịch, bạn nên liên hệ với luật sư hoặc cơ quan có thẩm quyền để nhận được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Tham khảo thêm >> Tư vấn pháp luật chính xác, hiệu quả

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan