Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) được bắt đầu thực hiện với việc ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002.
Để cụ thể hóa Hiệp định khung này, ASEAN và Trung Quốc đã đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11 năm 2004, Hiệp định dịch vụ ASEAN-Trung Quốc vào năm 2007 và Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc năm 2009. Hiệp định ACFTA chính thức có hiệu lực đầy đủ từ ngày 01/01/2010.
Nội dung chính của ACFTA là qui định về tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và hoạt động đầu tư, cam kết cắt giảm và xóa bỏ 90% số dòng thuế quan, trong đó 10% số dòng thuế quan sẽ được thực hiện ngay cùng với “ chương trình thu hoạch sớm” (ESH).
Theo đó để đạt thuế suất bằng 0% là vào năm 2010 cho ASEAN-6 và Trung Quốc, cho CLMV vào năm 2015. Chương trình thu hoach sớm tực hiện cắt giảm thuế từ 2004-2006 đối với các thành viên ASEAN cũ và từ 2004-2008 đối với Việt Nam, Lào, Myanma đến năm 2009 và Campuchia đến năm 2010.
Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong ( nhiệm kỳ 2003 -2007) nhận định: ACFTA sẽ tạo ra một khu vực kinh tế rộng lớn với 1,7 tỉ người tiêu dùng, GDP lên tới 2.000 tue USD. Bên cạnh đó, việc xóa bỏ các hàng rào thương mại giữa ASEAN và TQ sẽ giúp giảm chi phí, tăng kim ngạch thương mại và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ông nhận định ACFTA cũng sẽ tạo ra một cơ chế hỗ trợ quan trọng cho sự ổn định kinh tế ở khu vực Đông Á, giúp ASEAN và TQ có tiếng nói lớn hơn trong các diễn đàn thương mại quốc tế về những vấn đề hai bên có chung lợi ích.
Xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN là một bước đi lịch sử trong tiến trình hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN. Việc này đã phản ánh đầy đủ nguyện vọng tốt đẹp mong muốn tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị của Lãnh đạo hai bên, cũng thể hiện lên sự liên kết kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN không ngừng được tăng cường, là một cột mốc mới trong phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.
Tuy nhiên khi tham gia vào cuộc chơi FTA, ASEAN sẽ phải nỗ lực xây dựng một mối quan hệ kinh tế mới với Trung Quốc.Các nước Đông Nam Á sẽ phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với cơn lũ các nhà sản xuất các “sản phẩm rẻ tiền”.
Qua năm kỳ họp trong năm nay, tiểu ban hỗn hợp về đàm phán thương mại đã giải quyết được hầu hết các vướng mắc, nhưng vẫn còn tồn tại hai vấn đề quan trọng: khi nào thì giai đoạn khởi động 10 năm bắt đầu; và cách thức để biến sáng kiến FTA thành hiện thực. Con đường để đạt được mong muốn của hai bên dường như còn nhiều chông ga. Nhiều nhà lãnh đạo ASEAN hy vọng Trung Quốc có sự nhượng bộ mậu dịch, tuy nhiên phía Bắc Kinh tuyên bố rằng sự nhân nhượng phải từ cả 2 phía.
Đối với Việt Nam, sau những năm đầu trển khai các cam kết của ACFTA, quan hệ thương mái giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt trội trong những năm qua. Theo nhận định của Vụ châu Á – Thái Bình Dương ( Bộ Công Thương), kim nghạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 3,2 tỷ USD đề ra cho năm 2005 và đến năm 2006 kim nghạch đã đạt mức 10,4 tỷ USD.
Tuy nhiên, mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc cũng ngày càng tăng, Việt Nam đang nhập siêu nhiều so với Trung Quốc.Theo số liệu thống kê năm 2006 của Hải quan Việt Nam cho thấy mức thâm hụt của Việt Nam so với Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh. Mặt khác phần lớn hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam đều là hàng công nghiệp, Việt Nam là thị trường tiêu thụ các mặt hàng xăng, dầu, vải, sợi, nguyên phụ liệu may mặc, máy móc thiết bị, phân bón, hóa chất, sắt thép các loại của Trung Quốc. Trong đó, tỷ lệ hàng công nghiệp trong tổng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc hiện nay chỉ hơn 10% còn lại chủ yếu là nguyên liệu như dầu thô, cao su, than đá và các nhóm hàng nông sản như thủy hải sản, rau, quả, hạt điều, dầu thực vật...
Nguyên nhân sâu xa của tình hình này là do cơ cấu của hai nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc tương tự nhau nhưng Trung Quốc tiến xa hơn trong quá trình công nghiệp hóa và năng lực cạnh tranh của Trung Quốc cũng cao hơn.
Bên cạnh đó, nhu cầu và những nét tương đồng về tiêu dùng, văn hóa cũng dẫn đến việc nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh. Trước đây, thuế quan của mặt hàng công nghiệp vẫn cao mà hàng Trung Quốc vẫn thâm nhập vào được nên ta có thể dự đoán được rằng khi thuế quan được tiến hành cắt giảm trong khuôn khổ FTA, hàng công nghiệp Trung Quốc sẽ ào ạt vào thị trường Việt Nam nếu khả năng cạnh tranh của Việt Nam không thay đổi.
Có thể nói, ACFTA mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội tiếp cận với một thị trường Trung Quốc khổng lồ.
Tuy nhiên, muốn tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải biết chấp nhận cạnh tranh, phải học tập các doanh nghiệp Trung Quốc, hợp tác với họ trên từng công đoạn, từng khâu chế tác, phân khúc thị trường.
Những công đoạn nào có thế hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tránh việc bán nguyên liệu thô, rất kém hiệu quả. Đặc biệt, Việt Nam cần phải chủ động tạo ra một sự chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu ngoại thương với Trung Quốc, có thể mới làm phát sinh dược hiệu quả động từ cơ hội do ACFTA mang lại.