Khi bị người sử dụng lao động chèn ép, trừ lương, phải xử lý như thế nào?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Mình ở Hà Nội. Quan hệ giữa mình và sếp mình không được tốt do bất đồng quan điểm trong công việc. Đã nhiều lần mình bị chèn ép trong công việc bị trừ tiền các kiểu. Cho hỏi: Mình phải xử lý trường hợp này như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2012:

“1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.

2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình”.

Như vậy, công ty chỉ có thể khấu trừ tiền lương của bạn để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của công ty theo quy định tại Điều 130 Bộ luật này và bạn có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

Đồng thời, Điều 128 Bộ luật Lao động 2012 quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động: “Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động”. Do đó, nếu nhận thấy bạn có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng có quyền xử lý nhưng không được áp dụng biện pháp cắt lương đối với bạn.

Như vậy, bạn có quyền được biết lý do mình bị trừ lương và nếu thấy bị trừ lương không đúng nguyên tắc tại quy định tại Điều 101 hay vi phạm Điều 128 thì bạn có quyền yêu cầu công ty thực hiện đúng quyền lợi của mình hoặc gửi đơn yêu cầu hoà giải tới Phòng lao động thương binh- xã hội hoặc khởi kiện ra Toà án nhân dân cấp huyện nơi bệnh viện đặt trụ sở để được bảo vệ quyền lợi.

Hành vi khấu trừ tiền lương khi có căn cứ là trái pháp luật có thể bị phạt tiền “từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;” (Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP)

Ngoài ra, những hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện lao động được quy định tại Điều 8 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Cưỡng bức lao động …”

Như vậy, khi có các bằng chứng chứng minh sếp của bạn có hành vi chèn ép, ngược đãi lao động với bạn thì sếp của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và sắp tới ngày 01/01/2018 khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thì người sử dụng lao động có thể bị xử lý theo Điều 297 như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%”.

Ngoài ra bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 nhưng phải thực hiện nghĩa vụ báo trước theo quy định tại Khoản 2,3 Điều này.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan