Hoạt động li-xăng nhãn hiệu ảnh hưởng tới mô hình nhượng quyền thương mại như thế nào?

Nội dung bài viết

 

  1. Bối cảnh vụ việc

SB LAW đại diện cho thương nhân X - được thành lập tại Hongkong (Tên vàtiến hành đăng ký Nhượng quyền thương mại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lĩnh vực nhượng quyền trong hồ sơ đăng ký nhượng quyền là kinh doanh dịch vụ khách sạn gắn với các nhãn hiệu.

Trong bộ hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại của thương nhân X, mô hình của họ được thể hiện như sau:

  1. X nhận li-xăng các nhãn hiệu từ K và SCH.
  2. X ký hợp đồng nhượng quyền thương mại độc quyền (Master Franchise) với X Việt Nam (Hiện diện thương mại của X tại Việt Nam). Hình thức đăng ký nhượng quyền là nhượng quyền ban đầu.
  3. X Việt Nam ký kết các hợp đồng nhượng quyền thương mại với các bên nhận quyền.

Tuy nhiên trong quá trình đăng ký, SBLAW đã gặp khó khăn ghi trên thực tiễn hình thức nhượng quyền là nhượng quyền ban đầu là chưa phù hợp. Quan điểm cấp trên thực tiễn cho rằng hình thức nhượng quyền đúng phải là nhượng quyền thứ cấp.

  1. Điểm bất cập về cách thức xác định hình thức nhượng quyền

Điểm đặc trưng về mô hình của X, cũng giống như nhiều mô hình nhượng quyền lớn khác, là chủ sở hữu các nhãn hiệu không trực tiếp hoạt động mô hình nhượng quyền thương mại, mà sẽ chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (li xăng) sang cho thương nhân tiến hành triển khai mô hình tại các quốc gia, vùng lãnh thổ nhất định. Để có thể khái quát được điểm chênh giữa mô hình của thương nhân X so với thực tiễn cấp phép hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam, có thể tham khảo tại bảng sau:

Mô hình nhượng quyền thương mại của XHình thức nhượng quyền được xác định trên thực tiễn
X nhận li-xăng các nhãn hiệu từ K và SCHNhượng quyền ban đầu
X ký hợp đồng nhượng quyền thương mại độc quyền (Master Franchise) với X Việt Nam (Hiện diện thương mại của X tại Việt Nam)Nhượng quyền thứ cấp
X Việt Nam ký kết các hợp đồng nhượng quyền thương mại với các bên nhận quyền thứ cấpKhông được nhượng quyền tại bước này do không được phép cấp lại quyền thương mại chung (Điều 3.9 Nghị định 35/2006/NĐ-CP)

Sau khi rà soát các quy định pháp luật liên quan, SBLAW thấy rằng việc xác định hình thức nhượng quyền sẽ phụ thuộc vào việc xác định mối quan hệ nhượng quyền diễn ra giữa các bên liên quan, tức là có giao dịch hợp đồng nhượng quyền giữa các bên đó hay không. Hay nói cụ thể hơn, là xác định liệu quyền thương mại có được chuyển giao giữa các bên hay không. Theo đó, Điều 3.6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP có quy định về quyền thương mại như sau:

“Quyền thương mại” bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:

a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;

b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;

c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;

d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.”

Theo đó, cần xác định liệu hợp đồng li xăng nhãn hiệu có chứa yếu tố trao quyền thương mại cho bên nhận hay không, thì mới có cơ sở để xác định rằng ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng li xăng đã được coi là hoạt động nhượng quyền ban đầu.

Đối chiếu với Hợp đồng li-xăng nhãn hiệu giữa thương nhân X – K và thương nhân X – SCH, các bên chỉ ghi nhận quyền sử dụng nhãn hiệu mà bên cấp phép (licensor) trao cho bên được cấp phép (licensee) phạm vi quyền ghi nhận trong các hợp đồng này và không hề bao gồm “quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên cấp phép quy định”. Cụ thể, thương nhân X chỉ được trao quyền liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu, còn việc thực hiện kinh doanh là hoàn toàn phụ thuộc vào X, hệ thống cũng là do X quy định. Hệ thống kinh doanh gắn với nhãn hiệu mà X nhận li-xăng từ K và SCH hoàn toàn do X tự xây dựng để tiến hành nhượng quyền.

Từ những nội dung nêu trên, SB LAW nhận thấy quyền được chuyển nhượng trong các hợp đồng li-xăng nhãn hiệu này không phải “quyền thương mại” theo Điều 3.6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP. 

Theo đó, các hợp đồng li-xăng nhãn hiệu trong hồ sơ về bản chất cũng không phải hợp đồng nhượng quyền thương mại. Do đó, Bên cấp phép sử dụng nhãn hiệu K và SCH không nên được tính là bên nhượng quyền ban đầu. Mà thay vào đó, X mới được xác định là bên nhượng quyền ban đầu, bởi chỉ bắt đầu tại hợp đồng nhượng quyền giữa X và X Việt Nam, quyền thương mại mới được chuyển giao. Theo đó, với quan điểm như thực tiễn, X sẽ không thể tiếp tục ký thêm các hoạt động nhượng quyền khác với các đối tác tại Việt Nam, gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh mô hình nhượng quyền của X tại Việt Nam.

  1. Giải pháp rút ra từ vụ việc

Thông qua vụ việc trên, SB LAW rút ra một số kinh nghiệm về hoạt động đăng ký hồ sơ nhượng quyền thương mại như sau:

Theo quy định tại Điều 3.6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP và theo các hợp đồng li xăng của X với K và SCH, việc X đăng ký nhượng quyền thay vì K và SCH dẫn đến việc mô hình bị nhận diện không chính xác, gây trở ngại trong việc triển khai các mô hình nhượng quyền tiếp theo.

Từ bất cập đó, giải pháp đặt ra với tình hình hiện tại, là nếu K và SCH, với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu, trực tiếp đăng ký mô hình nhượng quyền tại Việt Nam, quyền thương mại sẽ được xác định rõ ràng hơn, không gây nhầm lẫn với hợp đồng li-xăng nhãn hiệu. Điều này giúp quá trình đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam được thực hiện trôi chảy hơn.

Tham khảo thêm: Tư vấn luật công nghệ thông tin và truyền thông

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan