Giới thiệu dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp Hợp đồng hợp tác kinh doanh tại SBLaw

Nội dung bài viết

Hiện nay, những tranh chấp, tố cáo, khiếu nại liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh đang diễn ra với số lượng ngày càng nhiều với diễn biến ngày càng phức tạp. Tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến, gây nên nhiều tiêu cực đối với doanh nghiệp vì có thể gây ra thiệt hại lớn, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích cũng như làm mất nhiều thời gian của các bên trong hợp đồng. Để có thể giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả và nhanh chóng, việc tìm đến các dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh là điều hết sức cần thiết. Bởi lẽ, giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh là một quá trình phức tạp và rắc rối, đòi hỏi nhiều kiến thức pháp lý và kinh nghiệm thực tế để có thể giải quyết nhanh chóng và hiệu quả như khách hàng kỳ vọng. Một số các vấn đề tranh chấp trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể kể đến các vấn đề như sau:

-             Tranh chấp về tài sản đóng góp và phân chia lợi nhuận của các bên: Tùy thuộc vào mục đích hợp tác kinh doanh, thỏa thuận của các bên mà trong hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ ghi nhận về tài sản góp vốn, tỉ lệ góp vốn; thời hạn góp vốn hợp tác khác nhau.

-             Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng: Tranh chấp có thể do người ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty, có ủy quyền hợp pháp nhưng thực hiện ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền. Điều này dẫn đến những tranh chấp bởi khi Hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền của doanh nghiệp về nguyên tắc sẽ vô hiệu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hợp đồng có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Khi đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các bên còn lại.

-             Tranh chấp liên quan đến thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý hợp đồng: Hợp đồng BCC phát sinh hiệu lực từ ngày được bên nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và được thừa nhận tính hợp pháp hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu không quy định rõ trong hợp đồng, các bên dễ mặc định hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký, dẫn đến phát sinh các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ các bên.

-             Tranh chấp do có vi phạm về quyền và nghĩa vụ của các bên: Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, dễ phát sinh tranh chấp, nhất là khi có sự vi phạm về quyền và nghĩa vụ của các bên. Hình thức này là do không hình thành một pháp nhân mới, không có một tổ chức chung, nên các bên sẽ phải phân công một bên đứng làm đại diện để điều hành quản lý hoạt động chung. Việc đó vô tình dẫn tới quyền năng của một bên có thể rất cao lấn át từ đó dễ dẫn tới tranh chấp.

-             Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng: Khi chầm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng này phải được thanh toán. Nếu tài sản chung không đủ thì dùng tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán. Trường hợp thanh toán hết các khoản nợ mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Thông thường, thành viên chỉ được quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác (đơn phương chấm dứt hợp đồng) trong trường hợp:

Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng BCC hoặc Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

Giải quyết tranh chấp Hợp đồng hợp tác kinh doanh - SBLaw
Giải quyết tranh chấp Hợp đồng hợp tác kinh doanh - SBLaw

Tuy nhiên, khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng trình tự thủ tục thỏa thuận tại hợp đồng, nếu gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng. Khi hợp đồng hợp tác kinh doanh không quy định chi tiết về vấn đề này thì rất dễ dẫn đến các tranh chấp xảy ra về vấn đề bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng.

Tại công ty Luật TNHH SBLaw, Chúng tôi cung cấp các dịch vụ sau:

-             Tư vấn Pháp lý: Chúng tôi cung cấp tư vấn pháp lý toàn diện về các vấn đề liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh, bao gồm quy trình soản thảo hợp đồng, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

-             Đại diện Pháp lý: Chúng tôi sẽ đại diện cho quý vị trong các cuộc đàm phán, tại trọng tài hoặc tại tòa án, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của quý vị một cách tận tâm và chuyên nghiệp.

-             Giải Quyết Tranh Chấp: Chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá và đề xuất dự kiến cách thức giải quyết tranh chấp một cách thông minh và hiệu quả, nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí cho quý vị.

-             Pháp lý Doanh nghiệp: Ngoài việc giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh, chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, bao gồm hợp đồng, thương mại và quản lý rủi ro.

Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp tác kinh doanh. Chúng tôi sẽ mang lại giải pháp pháp lý tối ưu nhất cho mỗi trường hợp của từng khách hàng.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan