Vàng từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và kinh tế của Việt Nam. Không chỉ là vật trang sức quý giá, vàng còn được xem như tái sản tích trữ an toàn và cũng là kênh đầu tư hiệu quả. Do vậy, biến động giá vàng luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.
Thị trường vàng Việt Nam trong những năm gần đây liên tục chứng kiến những đợt tăng giá mạnh, xen kẽ là các giai đoạn giảm nhẹ. Biên độ dao động giá vàng có thể lên đến hàng chục triệu đồng mỗi lượng trong một thời gian ngắn. Giá vàng có thể tăng hoặc giảm hàng chục triệu đồng mỗi lượng trong một thời gian ngắn, thậm chí chỉ trong vài ngày. Ví dụ, vào tháng 3/2023, giá vàng SJC đã tăng từ 68 triệu đồng/lượng lên 73 triệu đồng/lượng chỉ trong 1 tuần. Cho đến tháng 5/2024 vàng đến lên đến hơn 80 triệu đồng/lượng. Biến động giá vàng diễn ra thường xuyên, khó lường, không theo xu hướng nhất định.
Mức chênh lệch giá vàng giữa trong nước và thế giới có thể thay đổi tùy theo thời điểm, nhưng thường dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng mỗi lượng. Ví dụ, vào ngày 10/05/2024, giá vàng SJC trong nước cao hơn giá vàng thế giới khoảng 14 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân do khi nhập khẩu vàng vào Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh vàng phải nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT), phí bảo hiểm,... Doanh nghiệp sau đó sẽ cộng các khoản thuế, phí này vào giá vàng bán ra cho người tiêu dùng, khiến giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới. Chi phí vận chuyển vàng từ nước ngoài về Việt Nam cũng là một yếu tố khiến giá vàng trong nước cao hơn. Chi phí này bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, bảo quản,...
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thị trường vàng Việt Nam, bao gồm cả việc điều tiết giá vàng. Tuy nhiên, NHNN không trực tiếp quy định giá vàng mà áp dụng các biện pháp để tác động gián tiếp đến giá vàng trên thị trường. Theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, NHNN là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng, có trách nhiệm thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng khi giá vàng tăng cao, biến động mạnh.
NHNN có thể can thiệp thị trường vàng bằng cách mua hoặc bán trên thị trường mở để tác động đến giá vàng. NHNN có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái để tác động đến giá vàng trong nước. Tỷ giá hối đoái USD/VNĐ ảnh hưởng đến giá vàng trong nước do giá vàng thế giới được giao dịch bằng USD. NHNN ban hành các quy định về hoạt động kinh doanh vàng như điều kiện kinh doanh, tỷ lệ dự trữ vàng bắt buộc,... để quản lý hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng và tác động đến giá vàng. NHNN có thể tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của NHNN.
Vậy thì đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động của giá vàng? Điều đó đến từ hai nguyên nhân chính đó là nguyên nhân trong nước và quốc tế. Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, giá vàng thế giới tăng xuất phát từ việc kỳ vọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất sớm hơn dự báo. Vàng là khoản đầu tư trú ẩn an toàn. Do đó, trong thời điểm nền kinh tế có nhiều bất ổn thì nhà đầu tư thường đổ xô vào kim loại quý này. Chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia có thể khiến cho thị trường tài chính trở nên bất ổn, nhà đầu tư tìm đến vàng như kênh trú ẩn an toàn, dẫn đến giá vàng tăng cao, điển hình như xung đột tại Trung Đông, chiến tranh Nga-Ukraine, Mỹ và Anh tấn công Yemen . Ngoài ra, một nguyên nhân khác của cú bứt tốc giá vàng hiện nay chính là nhu cầu mua vàng rất lớn của các ngân hàng trung ương toàn cầu nhằm đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại hối thay vì chỉ tập trung vào đồng USD như trước. Thị trường vàng trong nước sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng từ sự tăng giá của vàng thế giới. Điều này khiến cho người dân chuyển hướng mua vàng để tích trữ, đầu tư, đẩy nhu cầu mua vàng lên cao, đồng thời càng đẩy giá vàng lên. Tâm lý đám đông cũng tác động mạnh đến giá vàng, khiến giá vàng biến động bất thường tăng đột ngột.
Việc NHNN chưa ban hành văn bản chính thức về quản lý giá vàng và hạn chế nhập khẩu vàng là một vấn đề phức tạp, có nhiều nguyên nhân đan xen. Giá vàng chịu ảnh hưởng mạnh bởi thị trường vàng thế giới, biến động theo cung cầu vàng toàn cầu và các yếu tố quốc tế như chính trị, kinh tế, tài chính,... Vàng là một tài sản có tính thanh khoản cao, dễ dàng mua bán trên thị trường. Do đó, việc quản lý giá vàng cần thận trọng để tránh tác động tiêu cực đến thị trường. Quyết định cho phép nhập khẩu vàng hay không có thể tác động đến tỷ giá và dự trữ ngoại hối của Nhà nước. Trong bối cảnh giá vàng đang tăng cao và có sự khan hiếm nguồn cung, quyết định cho phép nhập khẩu vàng có thể tạo ra căng thẳng và tác động đến thị trường vàng trong nước. NHNN có thể đang chuẩn bị và thực hiện các biện pháp khác để quản lý giá vàng và đảm bảo công bằng trong thị trường. Việc này có thể đòi hỏi thời gian và công sức để nghiên cứu, lập kế hoạch và triển khai các biện pháp hiệu quả.
Nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân là ba đối tượng chính chịu ảnh hưởng của biến động giá vàng. Đối với nền kinh tế, biến động giá vàng có thể tác động đến tỷ giá hối đoái, khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, khi giá vàng tăng cao, giá USD có thể tăng theo, khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu chịu thiệt hại do giá bán sản phẩm bằng USD giảm. Khi giá vàng tăng cao, giá cả các mặt hàng khác cũng có xu hướng tăng theo, dẫn đến lạm phát. Lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của người tiêu dùng, tăng chi phí sinh hoạt, cản trở tăng trưởng kinh tế. Biến động giá vàng cũng ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước do thuế thu được từ hoạt động kinh doanh vàng.
Doanh nghiệp kinh doanh vàng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi biến động giá vàng. Khi giá vàng biến động mạnh, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tăng giảm thất thường, thậm chí thua lỗ. Biến động giá vàng cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác, đặc biệt là những doanh nghiệp có sử dụng vàng trong sản xuất. Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất trang sức vàng có thể chịu ảnh hưởng do giá vàng biến động mạnh.
Cuối cùng, và là trực tiếp nhất, biến động giá vàng khiến người dân lo lắng, hoang mang, dẫn đến tâm lý găm giữ vàng, hạn chế chi tiêu cho các mặt hàng khác. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của người tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Biến động giá vàng khiến cho việc đầu tư vàng trở nên rủi ro hơn, nhà đầu tư có thể thua lỗ nếu đầu tư không đúng thời điểm. Ví dụ điển hình vào năm 2011, Giá vàng thế giới tăng mạnh lên mức kỷ lục do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tại Việt Nam, giá vàng SJC cũng tăng cao, khiến cho nhiều người dân lo lắng và đổ xô đi mua vàng. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt vàng trên thị trường và giá vàng tiếp tục tăng cao. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, giá vàng thế giới tăng mạnh. Tại Việt Nam, giá vàng SJC cũng tăng cao, khiến cho nhiều người dân lo lắng và đầu tư vào vàng. Tuy nhiên, sau đó giá vàng giảm mạnh, khiến cho nhiều nhà đầu tư thua lỗ.
Biến động giá vàng mạnh có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần có những biện pháp để quản lý thị trường vàng hiệu quả, hạn chế biến động giá vàng mạnh và bảo vệ lợi ích của những bên tham gia thị trường. Việc quản lý thị trường vàng là một vấn đề phức tạp, cần cân nhắc nhiều yếu tố để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tác động tiêu cực đến thị trường và nền kinh tế. Người dân, cũng như các nhà đầu tư cần theo dõi sát sao biến động giá vàng trên thị trường và phân tích kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng trước khi quyết định mua bán vàng để hạn chế rủi ro, đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro do biến động giá vàng.
Tham khảo >> Dịch vụ luật sư Tư vấn tài chính ngân hàng