Ngày 15/03/2024, Quốc hội ban hành Dự thảo 2 Luật việc làm, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với các cam kết quốc tế, thúc đẩy phát triển bền vững thị trường lao động.
Sửa đổi Luật việc làm là cần thiết khi Luật hiện hành đang dần bộc lộ những khó khăn, hạn chế.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất dự thảo Luật Việc làm gồm 8 chương, 145 điều (Luật Việc làm năm 2013 gồm 7 chương và 62 điều). Bên cạnh các quy định chung, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất các quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ tạo việc làm (25 điều); đăng ký lao động (14 điều); hệ thống thông tin thị trường lao động (9 điều); phát triển kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (27 điều); dịch vụ việc làm (10 điều); bảo hiểm thất nghiệp (49 điều).
Một số nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật việc làm lần này
- Bổ sung các quy định về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, gồm: Quỹ quốc gia về việc làm; Nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội; Nguồn huy động của Ngân hàng chính sách xã hội được nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và đầu tư công…
- Mở rộng đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài, bổ sung thêm 2 đối tượng là Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Bổ sung 1 chương về Đăng ký lao động gồm các nội dung: mục đích đăng ký lao động; nguyên tắc đăng ký và quản lý lao động; đối tượng đăng ký lao động; thông tin đăng ký lao động; hồ sơ đăng ký lao động; thủ tục đăng ký lao động; xóa đăng ký lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động; điều chỉnh thông tin về việc làm trong cơ sở dữ liệu về người lao động..
- Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm Người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên; Người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố; Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Tham khảo >> Lao động và việc làm |