Đình công hợp pháp là gì?

Nội dung bài viết

Điều 209 Bộ luật lao động 2012 quy định về đình công như sau:

“Điều 209. Đình công

  1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  2. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này”.

Như vậy, người lao động ngừng việc được coi là đình công hợp pháp phải bảo đảm được các điều kiện sau:

– Đình công được thực hiện đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; những người tham gia đình công cùng làm việc cho một người sử dụng lao động.

– Tập thể lao động chỉ được tổ chức đình công sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Việc đình công hợp pháp thực hiện như sau:

– Tổ chức và lãnh đạo đình công:

+ Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.

+ Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.

– Trình tự đình công:

+ Lấy ý kiến tập thể lao động.

+ Ra quyết định đình công.

+ Tiến hành đình công.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan