Từ ngày 01/7/2023 - ngày có hiệu lực của Nghị định 13/2023/NĐ-CP, việc lập và lưu giữ hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trở thành một trong những nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp. Theo quy định tại Nghị định, hồ sơ này phải luôn sẵn để phục vụ cho các hoạt động kiểm tra và đánh giá của Bộ Công an. Tuy nhiên, với tính chất mới mẻ của vấn đề này, nhiều doanh nghiệp vẫn đang chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân và gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục liên quan.
Theo định nghĩa tại khoản 7, Điều 2 của Nghị định số 13/2023/NĐ-CP, xử lý dữ liệu cá nhân bao gồm một loạt các hoạt động như thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân/các hành động khác có liên quan. Qua đó, có thể thấy rằng đại đa số các doanh nghiệp hiện nay đều thực hiện ít nhất một trong những hoạt động này, điển hình và phổ biến nhất là hoạt động thu thập và lưu trữ, chia sẻ thông tin (ký hợp đồng lao động với người lao động, ký hợp đồng với đối tác, chuyển dữ liệu cho bên thứ ba như cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội,…)
Một doanh nghiệp có thể đóng vai trò là Bên kiểm soát dữ liệu, Bên kiểm soát và xử lý dữ liệu hoặc Bên xử lý dữ liệu Theo khoản 9, 10, 11 của Điều 2 của Nghị định số 13/2023/NĐ-CP. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia ít nhất một hoạt động trong quá trình xử lý dữ liệu đều phải thực hiện việc lập, lưu giữ và thông báo gửi hồ sơ đánh giá về tác động xử lý dữ liệu cá nhân đến Bộ công an theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực mà dữ liệu cá nhân là một nguồn tài nguyên lớn giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận như thương mại điện tử, ngân hàng, tiếp thị quảng cáo, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu, tư vấn quản lý chiến lược,… thì việc tuân thủ quy định này càng phải được thực hiện nhanh chóng và sát sao hơn.
Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định. Chính phủ cũng đã có dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng, trong đó có điều chỉnh các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân. Theo đó, đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn như xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ cho các hoạt động tiếp thị và quảng cáo mà không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, mua bán dữ liệu cá nhân, không nộp báo cáo đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân với cơ quan chức năng đều có khả năng bị phạt tiền lên đến 5% tổng doanh thu năm tài chính liền kề tại Việt Nam kèm theo hình thức xử phạt bổ sung và/hoặc biện pháp khắc phục hậu quả khác.
SBLAW được biết dự kiến đến tháng 6 năm 2024, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này sẽ ban hành. Hiểu được tầm quan trọng của việc lập, lưu giữ và thông báo gửi hồ sơ đánh giá về tác động xử lý dữ liệu cá nhân và hướng tới việc hạn chế tối đa rủi ro pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp, SB Law với tư cách là một trong những hãng Luật tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực này xin hân hạnh giới thiệu đến Quý khách hàng gói dịch vụ pháp lý bao gồm:
1. Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc lập, lưu giữ và thông báo hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân
2. Soạn thảo Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân
3. Đăng ký Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xin vui lòng liên hệ cho SB Law để được tư vấn cụ thể về gói dịch vụ pháp lý nêu trên.
Tham khảo bài viết >> Tư vấn về bảo vệ dữ liệu