Đang làm việc thì bị nhồi máu cơ tim, có được coi là tai nạn lao động?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi ở Hà Nội. Bố tôi làm tài xế xe hơi cho công ty, trên đường đi giao hàng thì bố tôi bị ngất và mọi người có đưa bố tôi vào bệnh viện nhưng sau đó bố tôi không qua khỏi. Bác sỹ nói là bố tôi bị nhồi máu cơ. Tôi muốn hỏi trường hợp này bố tôi có được coi là bị tai nạn lao động không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 142 Bộ Luật Lao động 2012 có định nghĩa về tai nạn lao động như sau:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.

Ngoài ra, tại Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP cũng có quy định cụ thể:

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

3. Tai nạn lao động được phân loại như sau:

a) Tai nạn lao động chết người;

b) Tai nạn lao động nặng;

c) Tai nạn lao động nhẹ.

4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động”.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp bố bạn bị nhồi máu cơ tim tuy xảy ra trong quá trình thực hiện công việc vận chuyển nhưng nguyên nhân là do bệnh lý của chính bố bạn chứ không xác định là tai nạn lao động. Do đó, bố bạn không thuộc trường hợp hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bố bạn chỉ được giải quyết chế độ ốm đau và chế độ tử tuất theo quy định luật bảo hiểm xã hội.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan