Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu tại Myanmar

Nội dung bài viết

(sblaw.vn) Cộng Hòa Liên Bang Myanmar là một quốc gia có diện tích lớn thứ 2 tại Đông Nam Á (sau Indonesia), Myanmar cũng là một đất nước có dân số trẻ, nhiều tài nguyên thiên nhiên và đang trong quá trình dân chủ hóa, chuyển đổi nền kinh tế sau nhiều năm cấm vận.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Myanmar là một thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu và cơ hội kinh doanh.

Vì vậy, các doanh nghiệp trước khi vào Myanmar cũng nên quan tâm tới việc bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại thị trường này.

  1. Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar.

Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Myanmar, doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị những tài liệu sau:

Tên, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn

15 mẫu nhãn hiệu có kích cỡ từ 1,5 đến 8 cm

Danh mục hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu, theo bảng phân loại hàng hóa Nice

Tuyên bố về quyền sở hữu được ký bởi người nộp đơn, công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự

Bản sao chứng thực đơn ưu tiên nếu có yêu cầu quyền ưu tiên

Bản gốc giấy ủy quyền có công chứng và hợp pháp hóa.

Lưu ý: Khác với Việt Nam, mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ được nộp cho một nhóm sản phẩm và dịch vụ.

 

Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là: 12 tháng

Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần

  1. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của S&B

 

S&B Law là Đại diện Sở hữu trí tuệ được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chứng nhận theo Quyết định số 417/QĐ-SHTT. S&B Law có mạng lưới đối tác rất lớn, là các công ty luật và các đại diện sở hữu trí tuệ tại Myanmar và có thể hỗ trợ khách hàng các dịch vụ sau:

Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu tại Myanmar

Tư vấn về các thủ tục pháp lý và đại diện trong việc nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar.

Làm thủ tục xin gia hạn và duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ tại Mỹ.

Thẩm định và đánh giá khả năng xâm phạm, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Mỹ.

Tham gia đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu với nhãn hiệu được bảo hộ tại Mỹ.

 

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan