Đăng ký thương hiệu cho đặc sản địa phương qua WIPO

Nội dung bài viết

(S&B Law) Hiện tại có hai hình thức đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài là đăng ký thông qua WIPO theo hệ thống Madrid và đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia.

Việc lựa chọn hình thức đăng ký sẽ do Người nộp đơn lựa chọn. Trình tự, thủ tục đăng ký theo hai hình thức này như sau:

a. Đăng ký thông qua WIPO

Việc đăng ký nhãn hiệu thông qua WIPO có thể được thực hiện theo quy định của Thỏa ước Madrid (Madrid Agreement) hoăc Nghị định thư Madrid (Madrid Protocol). Việc lựa chọn đăng ký theo quy định nào sẽ được chúng tôi tư vấn cụ thể sau khi nhận được thông tin chi tiết về nhãn hiệu và quốc gia cần đăng ký. Tuy nhiên, việc đăng ký qua Nghị định thư hay theo Thỏa ước Madrid đều trải qua trình tự sau:

  • Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ. Tài liệu cần thiết cho bước này bao gồm các tài liệu sau:

i. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu quốc tế (Theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ);

ii. Mẫu đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid (Theo mẫu của WIPO);

iii. Giấy ủy quyền;

iv. Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tùy theo việc đăng ký theo Nghị định thư hay Thỏa ước Madrid);

v. 08 mẫu nhãn hiệu (đen trắng) và 08 mẫu nhãn hiệu màu;

vi. Bản tuyên thệ sử dụng nhãn hiệu (Chỉ dùng cho một số quốc gia như Hoa Kỳ, Singapore, Anh);

  • Bước 2: Trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Cục sở hữu trí tuệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ chuyển đơn đăng ký quốc tế lên Văn Phòng Quốc tế của WIPO.
  • Bước 3: WIPO sẽ kiểm tra về mặt hình thức của các tài liệu được nộp lên WIPO. Nếu các tài liệu đều đáp ứng các yêu cầu của Thỏa ước Madrid và/hoặc Nghị định thư Madrid thì WIPO sẽ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế lên công báo của WIPO.
  • Bước 4: Sau khi được công bố trên công báo của WIPO, đơn đăng ký quốc tế được thẩm định nội dung tại từng quốc gia được chỉ định. Thời hạn để thẩm định nội dung cho tất cả các quốc gia là 18 tháng tính từ ngày công bố trên công báo của WIPO.
  • Bước 5: Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hội tại từng quốc gia thì WIPO sẽ ban hành đăng ký quốc tế duy nhất cho tất cả các quốc gia đồng ý bảo hộ nhãn hiệu. Trong trường hợp đơn không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ tại quốc gia nào thì người nộp đơn phải trả lời hoặc khiếu nại để vượt qua việc từ chối này tại quốc gia tương ứng. Trình tự, thủ tục để trả lời hay khiếu nại này sẽ theo quy định riêng của từng quốc gia.

b. Đăng ký tại từng quốc gia

Việc đăng ký tại từng quốc gia sẽ do Người nộp đơn quyết định. Tuy nhiên trên cơ sở yêu cầu của Anh, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ tập trung vào các quốc gia gồm EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Canada là những thị trường tiềm năng và quan trọng hiện nay của các sản phẩm nông sản Việt Nam:

  1. Liên minh Châu Âu (EU)

Liên minh châu Âu bao gồm 28 quốc gia. Việc đăng ký không cần thiết phải nộp 28 đơn đăng ký riêng rẽ mà chỉ cần nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu cộng đồng – Community Trade Mark (CTM). Trình tự thủ tục đăng ký CTM như sau:

  • Đơn sau khi nộp tại OHIM sẽ được cơ quan này xét nghiệm về hình thức. Nếu đơn có đủ các thông tin và tài liệu trên, ngày nộp đơn được ghi nhận. Sau đó đơn được chuyển sang xét nghiệm nội dung.
  • Trong giai đoạn xét nghiệm nội dung, nhãn hiệu trong đó chỉ được xét nghiệm trên cơ sở tuyệt đối tức là đánh giá về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, ví dụ nhãn hiệu có thuộc các dấu hiệu loại trừ theo quy định của pháp luật hay không; nhãn hiệu có phải là một thuật ngữ chung theo các ngôn ngữ của cộng đồng cho hàng hoá và dịch vụ hay không; nhãn hiệu có gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, nguồn gốc địa lý của hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu hay không.
  • Nếu nhãn hiệu hoàn toàn có khả năng phân biệt, và có thể được sử dụng như một nhãn hiệu hang hoá, tức là cơ quan OHIM không thấy có lý do để từ chối đơn trên cơ sở tuyệt đối, thì đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo CTM bằng các ngôn ngữ chính thức của Cộng đồng Châu Âu trong vòng 3 tháng để các bên thứ ba có quyền lợi và lợi ích liên quan có thể phản đối.
  • Nếu không có bên thứ ba nào phản đối đơn trong thời hạn cho phép, OHIM sẽ đăng ký nhãn hiệu.

Thời hạn từ lúc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến lúc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại OHIM là khoảng 10 tháng (nếu không có phản đối đơn).

2. Hoa Kỳ

Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ 3 tháng thì đơn sẽ được cơ quan sở hữu trí tuệ xem xét trong thời hạn 1 tháng. Trong trường hợp đơn nộp đã đáp ứng các yêu cầu. Nếu đơn không bị từ chối hoặc không có thêm yêu cầu nào khác, đơn sẽ được công bố trên công báo trong khoảng thời gian từ 2 -3 tháng để bên thứ ba có ý kiến phản đối. Nếu hết thời gian công bố mà không có ý kiến phản đối của bên thứ ba thì đơn sẽ được sẽ được chấp nhận bảo hộ tại Hoa Kỳ.

3. Canada

Đơn sau khi được nộp tại cơ quan sở hữu trí tuệ Canada thì đơn sẽ được thẩm định trong khoảng thời gia từ 8-10 tháng. Nếu đơn đáp ứng được các yêu cầu và có khả năng được bảo hộ thì cơ quan sở hữu trí tuệ Canada sẽ ra thông bao chấp nhận và đơn sẽ được công bố trên tạp chí sở hữu trí tuệ của Canada trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng. Sau khi hết thời hạn công bố mà không có ý kiến phản đối thì Cơ quan sở hữu trí tuệ Canada sẽ ban hành thống báo chấp nhận bảo hộ và yêu cầu người nộp đơn trong vòng 6 tháng phải thanh toán phí đăng ký nhãn hiệu. Sau khi phí đăng ký được thanh toán thì Cơ quan sở hữu trí tuệ Canada sẽ cấp Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

4. Trung Quốc

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc thông thường sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 15 đến 18 tháng. Quy trình đăng ký nhãn hiệu cũng tương tự với quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam bao gồm các bước: i. Thẩm định hình thức; ii. Thẩm định nội dung; iii. Công bố đơn và iv. Cấp văn bằng bảo hộ.

5. Nhật Bản

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản sẽ trải qua các quá trình thẩm định bao gồm thẩm định về mặt hình thức, trong trường hợp đơn đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức thì sẽ được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung để xem xét liệu nhãn hiệu có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của Nhật Bản hay không? Nếu đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ thì cơ quan sở hữu trí tuệ Nhật Bản sẽ ra quyết định đăng ký nhãn hiệu và yêu cầu người nộp đơn nộp phí cấp văn bằng bảo hộ. Sau khi người nộp đơn nộp phí thì đơn sẽ được công bố trên công báo. Thời gian để được cấp văn bằng bảo hộ tại Nhật Bản thường từ 8-10 tháng tính từ ngày nộp đơn.

6. Úc

Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu 4 tháng, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được cơ quan sở hữu trí tuệ Úc thẩm định. Nếu đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì nhãn hiệu sẽ được công bố trong thời hạn 03 tháng. Nếu sau khi hết thời hạn công bố mà không có ý kiến phản đối của bên thứ ba thì cơ quan sở hữu trí tuệ Úc sẽ ra thông báo nộp phí đăng ký. Sau khi người nộp đơn nộp phí đăng ký thì nhãn hiệu sẽ được bảo hộ.

Trên đây là những thông tin cần thiết về thủ tục đăng ký ra nước ngoài. Trong trường hợp cần thêm các ý kiến tư vấn khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Hà Hoàn Lê (Ms), Deputy Director.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan