Hiện nay, công ty cổ phần càng ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của các doanh nhân khi thành lập doanh nghiệp. Theo đó, công ty cổ phần được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp.
SB Law trân trọng gửi đến độc giả nội dung thủ tục thành lập công ty cổ phần:
Hồ sơ, tài liệu
Số lượng: 01 bộ
Thành phần:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Điều lệ công ty
+ Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch – Đầu tư)
Trình tự thực hiện
Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật;
Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3. Sở Kế hoạch và Đầu tư thụ lý, xin ý kiến các cơ quan liên quan (nếu cần thiết), hoàn tất kết quả;
Bước 4. Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Thời hạn thực hiện: 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ
Kết quả thủ tục:
- Hồ sơ hợp lệ: Giấy chứng nhận Đăng kí doanh nghiệp;
- Hồ sơ không hợp lệ: Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Quý vị có thắc mắc liên quan đến các thủ tục về doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ,... hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.