Câu hỏi: Thưa Luật sư, công ty chúng tôi hiện có 100% có vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên lại đang gặp vấn đề trong quá tình thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất khẩu trang y tế và trang phục bảo hộ y tế; do đó, công ty chúng tôi đang có nhu cầu tư vấn từ Luật sư để giải quyết được khúc mắc cho vấn đề của mình. Chân thành cảm ơn.
Luật sư trả lời:
Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn quý công ty đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của quý công ty, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Ý kiến tư vấn sơ bộ
Căn cứ quy định tại Luật đầu tư 2014, sản xuất, phân phối, xuất khẩu Khẩu trang y tế và trang phục bảo hộ y tế, sau đây gọi chung là “kinh doanh trang thiết bị y tế”, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, để tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Để thực hiện hoạt động kinh doanh trên, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục cấp phép theo các bước sau:
- Bước 1: Đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bổ sung ngành nghề kinh doanh sản xuất, phân phối trang thiết bị y tế.
- Bước 2: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Bước 3: Xin cấp phép kinh doanh trang thiết bị y tế
- Đối với hoạt động sản xuất, phân phối trang thiết bị y tế trong nước: tiến hành thủ tục Công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế và Công bố tiêu chuẩn trang thiết bị y tế.
- Đối với hoạt động xuất khẩu: Theo Quyết định 868/QĐ-BYT, Bộ Y tế áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 và chỉ cho phép xuất khẩu với mục đích viện trợ, hỗ trợ quốc tế do Chính phủ Việt Nam thực hiện (tối đa 25% sản lượng cho xuất khẩu, 75% sản lượng dành cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước).
Về phạm vi công việc
Giai đoạn 1: Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ đơn
- Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết;
- Soạn thảo các tài liệu trong hồ sơ;
- Trao đổi với khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;
- Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của khách hàng;
- Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;
- Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền.
Giai đoạn 2: Thủ tục cấp phép
- Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền thay mặt cho Khách hàng;
- Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;
Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, yêu cầu bổ sung (nếu có)
Giai đoạn 3: Thủ tục sau cấp phép
- Đăng bố cáo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp;
- Về thời gian thực hiện công việc
Chuẩn bị hồ sơ: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Quý Khách hàng cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin theo yêu cầu của SB Law;
Nộp hồ sơ: Trong vòng 02 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ đã được kí và niêm phong, chúng tôi sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền;
Quy trình cấp phép:
- Đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Trong vòng 10 - 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế: Trong vòng 10 - 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Công bố tiêu chuẩn trang thiết bị y tế loại A: Trong vòng 10 - 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Quy trình sau cấp phép: Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Lưu ý: Thời gian trên có thể ngắn hơn hoặc dài hơn vì những lý do chủ quan của Cơ quan cấp phép. SB Law sẽ nỗ lực và phối hợp một cách hợp lý để thúc đẩy quá trình cấp phép trong trường hợp cần thiết.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết tương tự của SB Law liên quan tới lĩnh vực Đầu Tư dưới đây:
THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM