Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dược phẩm tại Việt Nam, doanh nghiệp dược phẩm nên quan tâm tới các vấn đề sau:
Dược phẩm là sản phẩm chữa bệnh cho người, dược phẩm theo quy định tại công ước Nice được phân loại vào nhóm 5.
Việc đăng ký sẽ được tiến hành tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
S&B Law xin gửi tới Quý khách hàng một số thông tin hữu ích như sau:
I/ Tra cứu và đăng ký Nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 1: Tra cứu sơ bộ
Tra cứu khả năng bảo hộ của Nhãn hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc trong việc đăng ký Nhãn hiệu, tuy nhiên việc tra cứu nhãn hiệu nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, chi phí khi đăng ký.
Trước tiên, chúng tôi sẽ tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký của Quý Khách hàng (bao gồm các Đăng ký nhãn hiệu Quốc gia và Đăng ký nhãn hiệu Quốc tế đã được công bố và/hoặc cấp Văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu Công nghiệp được cập nhật mới nhất). Chúng tôi sẽ gửi tới Quý Khách hàng kết quả tra cứu sơ bộ trong vòng tối đa 02 ngày làm việc kèm theo ý kiến tư vấn, đánh giá về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.
Trong trường hợp tìm thấy nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu dự định đăng ký của Quý Khách hàng, chúng tôi sẽ thông báo và đưa ra các ý kiến tư vấn để Quý Khách hàng chỉnh sửa hoặc thay đổi nhãn hiệu.
Ngược lại, nếu không tìm thấy nhãn hiệu đối chứng, chúng tôi sẽ thông báo và đề xuất Quý Khách hàng đăng ký Nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 2: Nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu
Thông thường, khi nộp Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xác nhận việc nộp đơn tại Tờ khai đăng ký. Tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Quý Khách hàng, chúng tôi sẽ gửi tới Quý Khách hàng Tờ khai đăng ký có xác nhận nộp đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Thẩm định hình thức
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn thẩm định hình thức sẽ kéo dài 01 (một) tháng kể từ thời điểm nộp đơn. Chúng tôi sẽ gửi đến Quý Khách hàng bản gốc Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ để Quý Khách hàng có thông tin chi tiết.
Bước 4: Công bố đơn
Sau khi được chấp nhận về mặt hình thức Đơn đăng ký nhãn hiệu của Quý Khách hàng sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định. Bất kỳ Bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu kể từ ngày Đơn được công bố
Thời hạn phản đối cấp văn bằng bảo hộ sẽ kéo dài từ khi Đơn được công bố trên công báo Sở hữu công nghiệp đến khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 5: Thẩm định nội dung
Hết giai đoạn Công bố, Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung về khả năng đăng ký bảo hộ. Theo quy định của pháp luật, thời hạn này là 09 tháng kể từ ngày Đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trên công báo Sở hữu công nghiệp, tuy nhiên giai đoạn này có thể bị kéo dài thêm từ 03 – 04 tháng.
Bước 6: Cấp Văn bằng
Sau khi kết thúc thời hạn thẩm định nội dung, nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo tới người nộp đơn về dự định cấp Văn bằng và yêu cầu nộp lệ phí. Thông thường văn bằng sẽ được cấp sau khi người nộp đơn nộp lệ phí là 01 (một) tháng.
Nếu Đơn bị phản đối bởi bên thứ ba, thời han thẩm định đơn có thể bị kéo dài thêm.
Nhìn chung, trên thực tế, thời hạn cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể kéo dài tới 18 tháng kể từ ngày nộp đơn.
II. Thông tin và tài liệu phục vụ cho việc tra cứu, đăng ký nhãn hiệu
Để chúng tôi có thể đại diện Quý Khách hàng tiến hành thủ tục tra cứu, đăng ký nhãn hiệu, Quý Khách hàng cần chuẩn bị và cung cấp cho chúng tôi các tài liệu sau đây:
- 01 Giấy uỷ quyền đại diện Sở hữu công nghiệp (theo mẫu chúng tôi gửi kèm thư này);
- Mẫu nhãn hiệu yêu cầu tra cứu/đăng ký (Quý Khách hàng có thể gửi qua email để chúng tôi thực hiện việc in ấn).
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ gắn nhãn hiệu dự định đăng ký, (Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam yêu cầu phải liệt kê danhmục hàng hóa/dịch vụ để xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu. Nếu danh mục hàng hóa/dịch vụ không được cụ thể, Đơn sẽ không được chấp nhận);
- Nhóm 05: Dược phẩm