(S&B Law) Khi tiến hành thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài thường đặt các câu hỏi liên quan tới vốn trong doanh nghiệp mà họ dự định đầu tư tại Việt Nam.
Vốn trong doanh nghiệp gồm nhiều loại vốn khác nhau, phổ biến có vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư bằng vốn điều lệ + vốn vay.
Vốn điều lệ là vốn do nhà đầu tư góp lại, vốn vay là vốn nhà đầu tư đi vay từ các tổ chức và cá nhân để đầu tư vào dự án.
Trước đây, theo Luật đầu tư cũ, vốn đầu tư có tỷ lệ là 70 và 30, nghĩa là 70 là vốn chủ sở hữu (vốn điều lệ) và 30 là vốn đi vay.
Tới Luật đầu tư mới, tỷ lệ này đã bị bãi bỏ, có nghĩa là một dự án đầu tư, tỷ lệ có thể là 90 và 10, 90& là vốn vay và 10% là vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trên thực tế, để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam chấp thuận đầu tư, tỷ lệ 70 và 30 vẫn là một tỷ lệ “vàng”.
Bên cạnh đó, khi các nhà đầu tư nước ngoài muốn cơ cấu nguồn vốn vào dự án đầu tư, họ cũng nên dự liệu về vấn đề vốn vay theo một tỷ lệ nhất định, điều này rất quan trọng để khi doanh nghiệp có nhu cầu nhận nguồn vốn vay, họ sẽ không phải sửa đổi giấy chứng nhận đầu tư và đặc biệt, khi chuyển lợi nhuận hoặc lãi vay ra nước ngoài, thủ tục sẽ thuận lợi hơn.
Trên đây là một số quy định và thực tế về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi thành lập công ty, nhà đầu tư cần tham khảo thêm ý kiến tư vấn từ các luật sư và các nhà tư vấn tài chính để có một số vốn đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, S&B Law.
>> Xem thêm: Quỹ đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam