Chuyển nhượng quyền thương mại

Nội dung bài viết

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên chuyển nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá.

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Thương mại năm 2005.

– Nghị định 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/3//2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.

– Thông tư 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày để hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Ngoài ra, nếu việc nhượng quyền thương mại có liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thì còn phải chịu sự điều chỉnh bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006.

2. Cơ quan thụ lý

Theo quy định tại điều 18.1 Nghị định 35: Bộ Thương mại thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.

3. Hồ sơ thủ tục hoạt động nhượng quyền thương mại:

a) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1;

b) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam; (Bản này phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam).

d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

e) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;
(Lưu ý: Nếu các loại giấy tờ tại điểm d và e được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước)

4.Thời gian thụ lý hồ sơ

– Thời gian giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.

– Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Trong thời hạn hai ngày làm việc sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
– Thời gian giải quyết hồ sơ bổ sung: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.

5. Biểu phí luật sư

Mức phí luật sư được tính toán dựa trên sự phức tạp của yêu cầu công việc và khối lượng công việc thực tế. Phí luật sư sẽ được thông báo sau khi đã làm rõ yêu cầu của bên cần tư vấn.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan