Chủ thể và hợp đồng nhượng quyền thương mại

Nội dung bài viết

Chủ thể thực hiện

Đối với Bên nhượng quyền: thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là

Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

– Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.

– Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật

Đối với Bên nhận quyền: thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hình thức của hợp đồng: Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Nội dung hợp đồng: trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Nội dung của quyền thương mại.

– Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.

– Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

– Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.

– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

– Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan