Chính sách mới nhất của Chính phủ về việc kinh doanh năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Nội dung bài viết

Chính sách mới nhất của Chính phủ về việc kinh doanh năng lượng mặt trời tại Việt Nam?

Ngày Chính phủ ban hành Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn. Trong đó Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo là đơn vị điện lực sở hữu nhà máy điện từ năng lượng mặt trời được cấp giấy phép hoạt động điện lực hoặc được miễn trừ giấy phép đối với lĩnh vực phát điện theo quy định.

Nội dung chính của Nghị định:

- Đối tượng mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng bao gồm:

+ Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo;

+ Khách hàng sử dụng điện lớn.

- Đối tượng mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia bao gồm:

+ Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ gió hoặc mặt trời với công suất từ 10 MW trở lên đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

+ Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất mua điện từ Tổng công ty Điện lực hoặc Đơn vị bán lẻ điện không phải Tổng công ty Điện lực đấu nối cấp điện áp từ 22 kV trở lên;

+ Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất ủy quyền mua điện từ Tổng công ty Điện lực, ký kết Hợp đồng kỳ hạn với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (sau đây viết tắt là Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền).

Chính sách mới nhất của Chính phủ về việc kinh doanh năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Chính sách mới nhất của Chính phủ về việc kinh doanh năng lượng mặt trời tại Việt Nam

- Hình thức mua bán điện trực tiếp

Theo đó, mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 02 hình thức:

1. Mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua Đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn theo quy định tại Chương II Nghị định 80/2024.

2. Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là hoạt động mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 80/2024 bao gồm:

  • Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh;
  • Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu;
  • Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn.

Ngày 22/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/10/2024.

Nghị định có phạm vi áp dụng mở rộng cho tất cả các đối tượng là nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh được đầu tư, xây dựng trên phạm vi cả nước và áp dụng riêng đối với năng lượng mặt trời mái nhà.

Nội dung chính của Nghị định:

- Khuyến khích mở rộng quy mô tự sản xuất, tự tiêu thụ: miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất đối với hệ thống không đấu nối/ hệ thống chống phát ngược vào lưới điện quốc gia.

- Cơ chế mua bán điện dư:

+ Bên mua điện dư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)/ đơn vị được ủy quyền.

+ Giá mua điện dư bằng giá điện năng giá thị trường điện bình quân trong năm trước liền kề.

+ Hạn chế về sản lượng điện dư bán ra: chỉ được bán tối đa 20% công suất lắp đặt thực tế.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính: rút gọn thủ tục cấp phép và không yêu cầu bổ sung quy hoạch đất năng lượng.

- Cấm sử dụng thiết bị nhập khẩu đã qua sử dụng và yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Yêu cầu lắp đặt thiết bị chống phát ngược và hệ thống đo đếm từ xa với khả năng tích hợp vào hệ thống điện quốc gia (phải lắp đặt thiết bị đo đếm và hệ thống giám sát cho các dự án có công suất > 100 kW).

- Hạn chế đối với các dự án cũ: cấm mở rộng hoặc đăng ký thêm hệ thống điện mặt trời tại cùng địa điểm sử dụng điện đã phát triển trước ngày 01/1/2021.

- Các dự án cũ phải gửi thông tin để được ghi nhận vào quy hoạch mới, một số trường hợp không được bán điện dư hoặc chỉ được bán theo quy định mới (điểm c khoản 7 Điều 8 Nghị định này).

Ảnh hưởng của Nghị định 135/2024/NĐ-CP đối với doanh nghiệp kinh doanh năng lượng:

  • Chi phí đầu tư tăng (các thiết bị đo đạc, hệ thống chống phát ngược,...).
  • Chi phí vận hành tăng (quy định môi trường về xử lý chất thải, an toàn cháy nổ).
  • Hạn chế quy mô mở rộng.
  • Phụ thuộc vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Việt Nam có chính sách, ưu đãi hay hạn chế nào đối với việc kinh doanh năng lượng mặt trời hay không?

Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

Kinh doanh năng lượng mặt trời là loại hình “sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo” thuộc ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư (điểm b khoản 1 Điều 16 Luật đầu tư 2020).

Chính sách ưu đãi:

- Ưu đãi về thuế và lệ phí:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: được hưởng mức thuế TNDN ưu đãi 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế 4 năm đầu, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (điểm b khoản 1 Điều 13 Luật thuế TNCN 2008; điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP).

+ Thuế nhập khẩu: miễn thuế nhập khẩu đối với:

  • Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện cho nước chưa sản xuất được, nhập khẩu phục vụ sản xuất trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất (khoản 11, khoản 13 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016).

+ Miễn, giảm tiền thuê đất: chủ dự án đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh năng lượng mặt trời sẽ được hưởng ưu đãi về miễn giảm, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (điểm c khoản 2 Phụ lục XXX; Điều 132 Nghị định 08/2022/NĐ-CP).

+ Không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Ưu đãi trong quy hoạch và phát triển:

+ Lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất nếu không đấu nối với hệ thống điện quốc gia; lắp đặt hệ thống thiết bị chống phát ngược vào hệ thống điện quốc gia (điểm a, b khoản 1 Điều 8 Nghị định này).

+ Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đất năng lượng và công năng theo quy định của pháp luật (khoản 5 Điều 8 Nghị định 135/2024/NĐ-CP).

- Được rút gọn các thủ tục hành chính (đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ) (khoản 4 Điều 8 Nghị định 135/2024/NĐ-CP).

Hạn chế và thách thức:

- Giới hạn công suất và đấu nối: Với các hệ thống điện mặt trời mái nhà, việc bán điện dư thừa cho lưới điện quốc gia bị giới hạn, thường không vượt quá 20% công suất lắp đặt (điểm a khoản 7 Điều 8 Nghị định này)

- Cơ chế giá chưa ổn định: Chính phủ đã từng áp dụng cơ chế giá mua điện cố định (FiT) để khuyến khích phát triển điện mặt trời. Tuy nhiên, các cơ chế FiT trước đây đã hết hiệu lực (2020) và sẽ không có quy định về giá mua bán điện cố định.

Ưu đãi và hạn chế kinh doanh năng lượng mặt trời-SBLAW.jpg
Ưu đãi và hạn chế kinh doanh năng lượng mặt trời

Có ý kiến hoặc vấn đề pháp lý đặc biệt nào liên quan đến mô hình kinh doanh và cấu trúc công ty chúng tôi không?

Các loại hình doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên:

- 01 chủ sở hữu (tổ chức/ cá nhân), không có thành viên góp vốn/ cổ đông.

- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.

- Không được phát hành cổ phần, có thể phát hành trái phiếu.

- Không quy định về mức vốn tối thiểu trong đầu tư.

- Chủ sở hữu phải góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trong trường hợp góp vốn bằng tài sản, thời hạn góp vốn không bao gồm thời gian cần thiết để vận chuyển, nhập khẩu và thực hiện các thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty.

- Chủ sở hữu có thể chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác và phải đăng ký thay đổi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Người đại diện theo pháp luật:

+ Công ty được phép có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

+ Phải có ít nhất 1 người đại diện cư trú tại Việt Nam.

+ Nếu chỉ có 1 người đại diện và người này xuất cảnh, phải ủy quyền bằng văn bản cho người cư trú tại Việt Nam.

Công trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên

- Tối thiểu 02 chủ sở hữu, tối đa 50 thành viên.

- Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp đủ hoặc cam kết góp.

- Không được phát hành cổ phần, có thể phát hành trái phiếu.

- Không quy định mức vốn tối thiểu trong đầu tư.

- Thành viên phải góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trong trường hợp góp vốn bằng tài sản, thời hạn góp vốn không bao gồm thời gian cần thiết để vận chuyển, nhập khẩu và thực hiện các thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty.

- Chuyển nhượng phần vốn góp:

+ Thành viên phải chào bán phần vốn góp cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ vốn góp tương ứng trong vòng 30 ngày.
+ Nếu các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết, thành viên có thể chuyển nhượng cho người ngoài với cùng điều kiện chào bán.
+ Việc chuyển nhượng hoàn tất khi người nhận chuyển nhượng được ghi vào sổ đăng ký thành viên.

- Người đại diện theo pháp luật:

+ Công ty được phép có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
+ Phải có ít nhất 1 người đại diện cư trú tại Việt Nam.
+ Nếu chỉ có 1 người đại diện và người này xuất cảnh, phải ủy quyền bằng văn bản cho người cư trú tại Việt Nam.

Công ty cổ phần

- Tối thiểu 03 cổ đông.

- Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

- Có thể phát hành mọi loại chứng khoán (cổ phần, trái phiếu,...)

- Không quy định mức vốn tối thiểu trong đầu tư.

- Cổ đông phải thanh toán cổ phần đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trong trường hợp góp vốn bằng tài sản, thời hạn góp vốn không bao gồm thời gian cần thiết để vận chuyển, nhập khẩu và thực hiện các thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty.

- Chuyển nhượng cổ phần:

+ Cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ các hạn chế: (1) Cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm đầu tiên. (2) Các hạn chế khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
+ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng.
+ Việc chuyển nhượng hoàn tất khi người nhận được ghi vào sổ đăng ký cổ đông.

- Người đại diện theo pháp luật của cổ đông:

+ Công ty được phép có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

+ Phải có ít nhất 1 người đại diện cư trú tại Việt Nam.

+ Nếu chỉ có 1 người đại diện và người này xuất cảnh, phải ủy quyền bằng văn bản cho người cư trú tại Việt Nam.

Có ý kiến hoặc vấn đề pháp lý đặc biệt nào liên quan đến mô hình kinh doanh và cấu trúc công ty kinh doanh năng lượng mặt trời không
Có ý kiến hoặc vấn đề pháp lý đặc biệt nào liên quan đến mô hình kinh doanh và cấu trúc công ty không?

Có những hạn chế nào đối với đầu tư nước ngoài trong ngành năng lượng mặt trời hay không?

Tỷ lệ sở hữu vốn:

Luật Đầu tư 2020 và các văn bản pháp luật Việt Nam không quy định về tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng mặt trời. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu đến 100% vốn trong các dự án năng lượng mặt trời.

+ Rủi ro về an ninh năng lượng quốc gia, các mục tiêu dài hạn của Nhà nước.

+ Quyền kiểm soát và ra quyết định của doanh nghiệp.

Thủ tục hành chính:

+ Yêu cầu sự phê duyệt từ nhiều cơ quan quản lý như Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

+ Một số dự án phải thông qua chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

=> Tăng chi phí và thời gian triển khai dự án.

Quyền tiếp cận đất đai và cơ sở hạ tầng:

Nhà đầu tư nước ngoài không được trực tiếp sở hữu đất mà chỉ được thuê đất dài hạn. Một số khu đất nằm trong diện quy hoạch và phải thông qua các công ty hạ tầng. Các vấn đề như thủ tục cấp phép, đền bù giải phóng mặt bằng, hạ tầng chưa đồng bộ khi đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia.

- Cam kết dài hạn: Một số dự án yêu cầu nhà đầu tư cam kết dài hạn (20-30 năm) trong khi các quy định pháp luật về ngành năng lượng còn thiếu tính ổn định.

+ Chính sách giá điện và khung pháp lý (hợp đồng mua bán điện PPA) thường thay đổi.

+ Không có quy định về giá FiT.

- An ninh quốc phòng: Các dự án năng lượng, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn hoặc nằm ở các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng, có thể phải tuân thủ các quy định đặc biệt, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và chủ quyền quốc gia.

- Hợp đồng PPA (Power Purchase Agreement): EVN hiện đang giữ vai trò độc quyền trong thị trường mua bán điện. EVN hoàn toàn kiểm soát việc đấu nối và truyền tải điện.- Chính phủ Việt Nam không đưa ra bảo lãnh rõ ràng về nghĩa vụ thanh toán cho các dự án năng lượng mặt trời có vốn nước ngoài.

Có những hạn chế nào đối với đầu tư nước ngoài trong ngành năng lượng mặt trời hay không
Có những hạn chế nào đối với đầu tư nước ngoài trong ngành năng lượng mặt trời hay không?

Chính sách mới nhất của Chính phủ về carbon hoặc các chính sách liên quan.

Hiện tại theo quy định của Việt Nam mới chỉ quy định về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon từ năm 2022 đến năm 2040 tại Việt Nam và chưa có quy định cụ thể về kinh doanh tín chỉ Carbon.

Ngày 07/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 07/01/2022.

Theo đó, các chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát bao gồm: Bromochloromethane; Carbon tetrachloride (CTC); Chlorofluorocarbon (CFC); Halon; Hydrochlorofluorocarbon (HCFC); Hydrobromofluorocarbons (HBFC); Methyl bromide; Methyl chloroform. Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC theo giai đoạn như sau:

- Giai đoạn từ 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2024, tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 65% mức tiêu thụ cơ sở.

- Giai đoạn từ 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2029, tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 32,5% mức tiêu thụ cơ sở…

- Từ ngày 01/01/2040, cấm nhập khẩu và xuất khẩu các chất HCFC.

Bên cạnh đó, chất Methyl bromide chỉ được nhập khẩu cho mục đích khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu. Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau: Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên;…

Liệu có lợi ích khi hợp tác với các doanh nghiệp địa phương hay các bên liên quan không?

- Hỗ trợ các thủ tục pháp lý: các doanh nghiệp địa phương thường hiểu rõ hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính trong khu vực. Họ có thể hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp từ xa trong việc xin giấy phép và đảm bảo tuân thủ quy định.

- Tiếp cận đất đai và nguồn lực địa phương: được địa phương hỗ trợ công tác đền bù giải phóng mặt bằng; cung cấp nguồn lao động địa phương; doanh nghiệp kinh doanh năng lượng mặt trời có thể sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có (hệ thống hạ tầng điện)

=> Giảm thiểu chi phí đầu tư;  đẩy nhanh quá trình xây dựng, vận hành và bảo trì các dự án; tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.

- Tiếp cận được các quỹ đầu tư và chính sách tài chính ưu đãi: huy động vốn từ các ngân hàng địa phương hoặc các tổ chức tài chính, ưu đãi giảm thuế từ Chính phủ hoặc hỗ trợ cho vay.

- Hỗ trợ đấu nối: các dự án năng lượng mặt trời phải tích hợp vào quy hoạch điện lực tại địa phương và có xác nhận đấu nối từ EVN trước khi triển khai.

=> Doanh nghiệp địa phương sẽ hiểu rõ quy trình làm việc với EVN và các cơ quan có thẩm quyền.

- Quản lý và bảo trì hiệu quả: các doanh nghiệp địa phương hiểu rõ đặc thù địa lý và yếu tố khí hậu ở khu vực, có thể cung cấp dịch vụ bảo trì nhanh chóng và hiệu quả đối với các dự án điện mặt trời.

 

Tham khảo thêm >> Tư vấn dự án hạ tầng, năng lượng

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan