Cắt giảm nhân sự công ty

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Hiện tại Công ty tôi có 200 nhân viên đang làm việc, tuy nhiên do tình hình kinh doanh của Công ty đang gặp khó khăn về tài chính nên phải thu hẹp quy mô nhân sự và quỹ lương nên Công ty muốn tìm kiếm phương án cắt giảm nhân sự công ty cho 70-80 nhân viên nghỉ việc, có cách nào để Công ty cắt giảm nhân sự giảm tiết kiệm chi phí và phù hợp với quy định pháp luật không.

Cắt giảm nhân sự công ty
Cắt giảm nhân sự công ty

Trả lời

Theo như thông tin Công ty cung cấp, hiện tại Công ty đang gặp khó khăn về tài chính nên phải thu hẹp quy mô nhân sự và quỹ lương thì Công ty có thể xem xét các phương án sau và từ đó lựa chọn cách thức xử lý phù hợp:

Thương lượng

Theo Khoản 3 Điều 34 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động”. Do đó, Công ty có thể thỏa thuận, thương lượng với người lao động về việc chấm dứt hợp đồng tuy nhiên có ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Đây là phương án về cơ bản sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro về pháp lý cho Công ty, trong giai đoạn này hai bên có thể thương lượng về việc thỏa thuận chấm dứt hợp và mức tiền bồi thường cho Người lao động, nếu như có thể đạt được thỏa thuận hợp lý với Người lao động.

Nhược điểm: Trong một số trường hợp, nguồn lực để thỏa thuận của Công ty là có hạn và cũng không tránh khỏi việc bất hợp tác từ phía người lao động, dẫn đến thương lượng không có kết quả.

Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp (thay đổi cơ cấu, công nghệ)

 Điều 42 Bộ luật lao động 2019 quy định về Người sử dụng lao động có quyền cho thôi việc Người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ sau khi xây dựng, thực hiện phương án sử dụng lao động và phải thực hiện một số nghĩa vụ, cụ thể theo Điều 42 Bộ luật lao động 2019 như sau:

Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động”.

Theo đó, phương án này có ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Đây là một phương án mà Công ty không hoàn toàn nắm quyền chủ động nhưng cũng không phải là bị động. Theo quy định của pháp luật, Công ty có thể từng bước tiến hành thủ tục tái cấu trúc lao động, đưa ra các phương án, kế hoạch phù hợp và phối hợp với các phòng ban, đoàn thể, công đoàn cơ sở cũng như với chính người lao động để triển khai.

Nhược điểm: Đây là phương án sẽ tiêu tốn nhiều thời gian của Công ty. Hơn nữa, trong quá trình triển khai, Công ty cũng sẽ phải tiến hành thực hiện tham khảo, lấy ý kiến từ nhiều đơn vị liên quan, trong đó có cơ quan quản lý nhà nước về lao động, mà đây là những vấn đề không phải luôn nằm trong tầm kiểm soát của Công ty. Ngoài ra, Công ty vẫn phải duy trì quyền lợi và trả lương đầy đủ cho người lao động trong quá trình này.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan