Cấp phó bản văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, kiểu dáng, sáng chế

Nội dung bài viết

1. Căn cứ cấp phó bản văn bằng bảo hộ:

Khi văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu, thương hiệu, kiểu dáng, sáng chế đã được cấp, tuy nhiên, vì một lý do nào đó, văn bằng bảo hộ bị mất, bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được, chủ sở hữu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp lại văn bằng bảo hộ.

2. Tài liệu yêu cầu cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ gồm:

(i) Tờ khai yêu cầu cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ được làm theo mẫu;

(ii) 01 mẫu nhãn hiệu; 01 bộ ảnh chụp bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trùng với mẫu nhãn hiệu, bộ ảnh chụp bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trong văn bằng bảo hộ gốc;

(iii) Giấy uỷ quyền (theo mẫu của S&B Law);

3. Xử lý yêu cầu cấp phó bản, cấp lại văn bằng bảo hộ

(i) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ phải xem xét yêu cầu cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ. Trường hợp yêu cầu cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ đáp ứng các quy định trên đây, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp phó bản văn bằng bảo hộ/quyết định cấp lại văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào mục đăng bạ của văn bằng bảo hộ tương ứng trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp;

(ii) Nội dung phó bản văn bằng bảo hộ thể hiện đầy đủ các thông tin của văn bằng bảo hộ tương ứng. Nội dung bản cấp lại của văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ thể hiện đầy đủ các thông tin của văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ cấp lần đầu và phải kèm theo chỉ dẫn "Bản cấp lại", "Phó bản" hoặc “Bản cấp lại Phó bản”;

(iii) Trường hợp yêu cầu cấp lại/cấp phó bản văn bằng bảo hộ không đáp ứng quy định tại điểm nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối cấp phó bản/thông báo từ chối cấp lại văn bằng bảo hộ, có nêu rõ lý do.

S&B Law sẵn sàng hỗ trợ các tổ chức, cá nhận trong việc thực hiện thủ tục cấp phó bản văn bằng bảo hộ, đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất của chủ văn bằng bảo hộ.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan