Các vấn đề về Tranh chấp quyền sở hữu chung, riêng của nhà chung cư.

Nội dung bài viết

Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hiện nay có tới 15% chung cư ở Hà Nội, 11% chung cư tại Hồ Chí Minh liên tiếp xảy ra tranh chấp và có chiều hướng gia tăng. Nhập nhằng tiền kinh phí bảo trì, tranh cãi sở hữu chung riêng là 2 tranh chấp diễn ra thường xuyên nhất hiện nay. Việc tranh chấp quyền sở hữu và quản lý khu vực chung riêng, cụ thể là hầm để xe ô tô là một trong những lý do chính. Mâu thuẫn chủ yếu phát sinh từ việc các bên không đi đến thống nhất được tỷ lệ phân chia diện tích khu vực Chung – Riêng hoặc phân định khu vực thuộc sở hữu của bên nào. Căng thẳng giữa cư dân và Chủ đầu tư dẫn đến hoạt động của Tòa nhà bị đình trệ, các dịch vụ hoặc tiện ích không được cung cấp đầy đủ.

Theo quy định của pháp luật, trong quá trình xây dựng, cách thức phân định sở hữu Chung và sở hữu Riêng được xác định dựa trên hợp đồng giữa các bên liên quan và theo quy định pháp luật, cụ thể tại Điều 100, 101 Luật Nhà 2014, Điều 214 BLDS 2015, Điều 6, 7 Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng; và theo quy định, trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ, phần diện tích và các thiết bị thuộc sở hữu riêng và sở hữu chung của chủ sở hữu phải được ghi rõ. Chủ đầu tư cũng phải cung cấp bản vẽ và danh mục phần sở hữu chung theo quy định của Luật Nhà ở cho người mua. Tuy nhiên, áp dụng trong thực tế còn nhiều bất cập, điển hình là tranh chấp chỗ để ôtô.

Tranh chấp tài sản Chung và tài sản Riêng
Tranh chấp tài sản Chung và tài sản Riêng

Theo Thông tư 02, phần diện tích và các thiết bị thuộc sở hữu riêng, sở hữu chung của chủ sở hữu phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ. Kèm theo hợp đồng, chủ đầu tư phải cung cấp bản vẽ và danh mục phần sở hữu chung theo quy định của Luật Nhà ở cho người mua. Tranh chấp phát sinh giữa khách hàng với chủ đầu tư là không phân biệt được sở hữu chung và riêng, không rõ ràng ngay từ thời điểm ký hợp đồng như bán hay không bán chỗ để ôtô, có bao nhiêu chỗ đỗ xe trong tòa nhà, nguyên tắc đăng ký chỗ đỗ… Do vậy, đã có quy định pháp luật nhưng trên thực tế khi các bên giao kết hợp đồng mà phân định không rõ ràng thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp.

Một trong những điểm nổi bật của Thông tư số 02/2016 là quy định quyền sở hữu và quản lý chỗ đỗ xe ôtô tại chung cư. Việc mua bán, cho thuê chỗ để ôtô được ghi chung trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc lập một hợp đồng riêng. Chỗ để xe máy, xe ba bánh, xe cho người khuyết tật thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư. Riêng với chỗ để ôtô, người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư có thể quyết định mua hoặc thuê chỗ; trường hợp không mua hoặc không thuê thì chỗ đỗ ôtô này thuộc phần quản lý của chủ đầu tư. Chủ đầu tư không được tính vào giá bán, giá thuê chi phí đầu tư xây dựng chỗ đỗ ôtô này.

Tranh chấp quyền sở hữu chung riêng tại nhà chung cư có pham vi trong hoạt động tranh chấp dân sự. Việc có luật sư hỗ trợ trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền sở hữu chung riêng tại nhà chung cư mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các bên liên quan. Luật sư là đội ngũ có chuyên môn và kiến thức sâu rộng về pháp luật, bao gồm là các quy định đến hợp đồng mua bán bất động sản. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi khía cạnh pháp lý được xem xét và giải quyết một cách chính xác và toàn diện. Việc uỷ quyền cho luật sư sẽ giúp tối ưu hóa quy trình giải quyết tranh chấp, từ việc thu thập thông tin đến đàm phán và thậm chí là tham gia phiên tòa. Điều này có thể giúp tiết kiệm thời gian và giảm chi phí so với việc tự giải quyết. Chúng tôi công ty Luật TNHH SBLaw với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sở hữu chung riêng tại nhà chung cư, chúng tôi sẽ mang lại giải pháp pháp lý tối ưu nhất cho mỗi trường hợp của từng khách hàng.

Tham khảo >> Luật sư tranh tụng

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan