Sau khi Bộ luật lao động có hiệu lực vào ngày 01 tháng 05, Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật mới này. Đây là một bước đi kịp thời của các nhà làm luật nhằm đưa ra những định hướng đúng đắn ngay từ đầu cho việc áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Nghị định số 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về Hợp đồng lao động
Nghị định này về cơ bản không đi sâu vào các quy định, các điều khoản bắt buộc trong Hợp đồng lao động mà chủ yếu tập trung vào vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với người lao động ký kết nhiều Hợp đồng lao động; nội dung Hợp đồng lao động đối với Giám đốc làm thuê trong doanh nghiệp có vốn nhà nước; trình tự, thủ tục tuyên bố và xử lý Hợp đồng lao động vô hiệu.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013.
Xin mời bạn Download tại đây:
2. Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, Nghị định quy định khá chi tiết và rõ ràng cách tính số ngày nghỉ hàng năm của người lao động, thời giờ làm thêm, thời giờ nghỉ ngơi trong lúc làm việc. Ngoài ra, Nghị định cũng chú ý đến các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, đặc biệt đối với các đối tượng lao động cao tuổi, hoặc những lao động làm việc ở các môi trường độc hại, nguy hiểm.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013.
Xin mời bạn Download tại đây:
3. Nghị định 46/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động
Nghị định này cũng là một bước đổi mới về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động bao gồm các quy định về hòa giải viên lao động, và trình tự, thủ tục, điều kiện, cách giải quyết hoãn, ngừng đình công trong doanh nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013.
Xin mời bạn Download tại đây:
4. Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương
Điểm mới của Nghị định là việc thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia nhằm tư vấn cho Chính phủ về việc điều chỉnh, quy định mức lương tối thiểu cho từng khu vực. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Các quy định của Nghị định này có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.
Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2013.
Xin mời bạn Download tại đây:
5. Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Nghị định xác định rõ phạm vi quyền và nghĩa vụ của Công đoàn đối với việc giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động; việc thương lượng, ký kết, giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; đối thoại giữa Người lao động và Người sử dụng lao động; tư vấn pháp luật; giải quyết tranh chấp lao động; tố tụng lao động; tổ chức, lãnh đạo đình công…
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013.
Xin mời bạn download tại đây: