Bí quyết 3 chữ "P" để khởi nghiệp thành công

Nội dung bài viết

SBLAW giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trong chương trình Thức cùng sự kiện kênh VOV1, Đài tiếng nói Việt Nam về bí quyết khởi nghiệp.

Mời các bạn xem nội dung tại đây:

Có khả năng nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau ngay từ khi còn nhỏ, nên bắt đầu học cấp 3, anh Nguyễn Thanh Hà đã quyết định tập trung học các môn xã hội và ngoại ngữ, với quyết tâm thi vào Đại học Luật Hà Nội.

Định hình tương lai từ rất sớm, nên ngay sau khi có bằng cử nhân Luật, anh đã tiếp tục học cao học về luật kinh doanh quốc tế, rồi tham gia thỉnh giảng tại Học viện Tư pháp; đồng thời làm việc cho một số Văn phòng luật sư khác nhau để lấy kinh nghiệm.

Đến năm 2008 từ khi quyết định thành lập Công ty riêng đến giờ, anh vẫn cho rằng mình đã đúng, mặc dù khi ấy môi trường khởi nghiệp không được lý tưởng như bây giờ.

Trong Chuyện đêm tối nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện với Thạc sỹ Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Luật sư điều hành Công ty Luật SB Law - về những bí quyết để có thể khởi nghiệp thành công:

1- PV: Chào anh Nguyễn Thanh Hà, cảm ơn anh đã nhận lời tham gia mục Chuyện đêm cùng chương trình Thức cùng sự kiện tối nay:

Anh Nguyễn Thanh Hà chào quý thính giả

2- PV: Thưa anh, để có thể khởi nghiệp thành công, tất cả các doanh nghiệp đều có những bí quyết riêng. Chắc hẳn anh cũng vậy, thưa anh?

Anh Nguyễn Thanh Hà trả lời

Thời điểm mà tôi lập công ty SB Law thì cũng cách đây 8 năm, thời điểm đó tương đối khó khăn cho khởi nghiệp. Một trong những khó khăn của chúng tôi đó là chúng tôi là những luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật thì chỉ hiểu được luật thôi, chứ không có những kinh nghiệm về quản trị tài chính.

Vì thế mà chúng tôi luôn luôn phải học tập, cập nhật những lĩnh vực đó. Bởi vì chúng ta biết rằng đối với việc quản lý 1 doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực đặc thù, ví dụ như luật hoặc tài chính, thì chúng ta phải hiểu rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chuyên môn nghiệp vụ cho đến marketing.

Một trong những bí quyết của chúng tôi, để có thể tồn tại được trong vòng gần 10 năm nay, thì chúng ta biết là trong một doanh nghiệp luôn có 3 chữ P. Đó là People là con người, Products là sản phẩm và Profit là lợi nhuận.

Thì tuỳ từng lĩnh vực khác nhau, các doanh nghiệp quan tâm đến chữ P khác nhau. Nhưng mà đối với công ty chúng tôi, thì chúng tôi quan tâm đến chữ P đầu tiên là con người. Bởi vì chúng tôi nghĩ là các vị trí từ lãnh đạo cho đến nhân viên, mà hiểu được những giá trị là công ty nghĩ đến lợi ích của tổ chức hơn là lợi ích cá nhân và luôn luôn rèn luyện, để phục vụ tốt cho khách hàng, thì việc chúng ta có những dịch vụ sản phẩm tốt, và lợi nhuận là đương nhiên. Thì tôi nghĩ là quan tâm đến những yếu tố con người là yếu tố quyết định trong mỗi doanh nghiệp.)

3- PV: Vâng, như vậy với anh thì yếu tố quyết định trong doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ phải là con người, với đầy đủ tri thức, khả năng nhìn nhận vấn đề, dám hy sinh lợi ích cá nhân… Vậy thì khi đã có nhân lực, theo anh, muốn khởi nghiệp thành công còn phải lường trước những vấn đề gì, thưa anh?

Anh Nguyễn Thanh Hà trả lời

Quá trình tư vấn của tôi, tôi nhận thấy một điều là cái tỷ lệ thất bại trong các dự án khởi nghiệp tương đối cao. 10 doanh nhân khởi nghiệp thì may ra được 1, đến 2 doanh nghiệp sống xót.

Còn tỷ lệ doanh nghiệp thành công đi lên thì rất là hiếm. Có một câu chuyện vui là tôi tư vấn cho một doanh nghiệp khởi nghiệp, trước đó em ấy đã thất bại, em ấy nói 1 câu đó là “Em có thành tích trong 3 năm khởi nghiệp, đó là em biến em từ một người tay trắng mà bây giờ đã có một cục nợ bên mình”.

Thì đây là một cái mà tôi có thể chia sẻ vui đó là vấn đề trong doanh nghiệp khởi nghiệp thì vấn đề thất bại là một vấn đề không xa lạ. Thế vì vậy mà các doanh nhân khởi nghiệp cần phải tách bạch được vấn đề tài chính giữa gia đình, cũng như là doanh nghiệp.

Chúng ta cần có sự chuẩn bị, đặc biệt là cho những bước lùi của chúng ta. Ví dụ như nhiều bạn khởi nghiệp thì đã đặt cả nhà cửa, tài sản của bố mẹ, của người thân để tiến hành khởi nghiệp. Như vậy là đặt hết vào việc khởi nghiệp, tuy nhiên khi thất bại thì đặt vấn đề tài chính của gia đình vào những cái khó khăn và mất nhà là điều đã từng xảy ra rất nhiều.

Thế vì vậy mà đối với doanh nhân khởi nghiệp, thì tài chính là vấn đề mà các bạn cần hoạch định một cách rõ ràng: vấn đề tài chính giữa cá nhân và tài chính giữa gia đình, để chúng ta cũng tính đến bước đường lùi, khi mà dự án của chúng ta thất bại.)

4- PV: Như vậy, có nhiều bạn khởi nghiệp thất bại đã tìm đến với anh cũng như công ty luật của anh. Vậy thì anh đã khuyên các bạn ấy như thế nào để có thể sử dụng các nguồn vốn một cách hợp lý?

Anh Nguyễn Thanh Hà trả lời
Người ta có câu đó là “Buôn tài không bằng dài vốn”, thì câu này theo quan điểm của tôi cũng không đúng lắm, nhưng vốn đúng là nhân tố quyết định với các dự án khởi nghiệp. Chúng ta biết là với các dự án khởi nghiệp thì quy mô ban đầu, vốn không nhiều lắm.

Theo quan điểm của tôi, thì các bạn nên có nhà hoạch định tài chính, giúp các bạn chi tiêu như thế nào cho nó hợp lý.

Đối với các doanh nhân khởi nghiệp, thông thường thì không được đào tạo bài bản các kỹ năng cũng như kinh nghiệm về tài chính. Thế thì nhiều bạn thay vì tiêu tiền vào việc đáng tiêu, thì lại tiêu vào việc không đáng.

Ví dụ như có 1 dự án mà tôi biết là đầu tư quá nhiều vào marketing, chiếm đến ¾ số tiền huy động được, mà không quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của mình nhiều. Thế vì vậy mà dự án cũng bị thất bại.

Thế thì chúng ta phải chi tiêu tiết kiệm, hợp lý và nếu có được sự tư vấn từ chuyên gia tài chính thì đấy là điều rất thuận lợi cho chúng ta, đảm bảo là số vốn ít ỏi của chúng ta sẽ được sử dụng một cách hợp lý nhất.

Thưa quý vị và các bạn!

Không thích nói nhiều về bản thân, anh Nguyễn Thanh Hà cho rằng, là một luật sư và điều hành công ty có rất nhiều người cũng là luật sư như mình, thì người đứng đầu sẽ phải là người luôn luôn lắng nghe.

Anh thường xuyên động viên tinh thần làm việc của mỗi cá nhân trong công ty, luôn cố gắng thấu hiểu các nhu cầu của từng khách hàng, của mỗi đối tác.

Cũng vì thế, mà công ty luật SB Law không chỉ là nơi để khách hàng được tư vấn về những vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật, mà còn là địa chỉ giúp các bạn trẻ khởi nghiệp thực hiện mong muốn trở thành doanh nhân.

Trong phần tiếp theo của cuộc trò chuyện này, Thạc sỹ Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Luật sư điều hành Công ty Luật SB Law - sẽ gợi ý một số vấn đề mà doanh nhân khởi nghiệp nên quan tâm. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:

5- PV: Xin được hỏi anh Nguyễn Thanh Hà - là một luật sư thường xuyên tư vấn luật cho các doanh nghiệp khởi nghiệp: Việc đầu tiên mà một bạn trẻ khởi nghiệp cần làm để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực là gì, thưa anh?

Anh Nguyễn Thanh Hà trả lời

Đối với một số doanh nhân khởi nghiệp thì cần tiến hành lập doanh nghiệp. Khi lập doanh nghiệp thì có một số vấn đề mà một doanh nghiệp cần phải lưu ý: Đó là khi tiến hành lập doanh nghiệp, các doanh nhân khởi nghiệp thường uỷ quyền cho một đơn vị tư vấn đề tiến hành.

Tuy nhiên, các đơn vị tư vấn không tiến hành nghiên cứu cũng như là giải thích rõ quyền lợi của các cổ đông. Và đặc biệt là vấn đề điều lệ của các công ty, thì các nhà đầu tư, cổ đông của công ty cũng không quan tâm.

Và khi mà điều lệ của công ty không phản ánh được đầy đủ các quy định và các thoả thuận giữa các thành viên, thì dẫn đến là trong quá trình hoạt động của công ty sẽ khó khăn. Vì vậy, khi mà tiến hành đăng kí kinh doanh, thì các doanh nhân khởi nghiệp hoặc các cổ đông cần phải đọc kĩ các điều lệ của công ty, hiểu được xem các điều lệ có phản ánh đúng các thoả thuận giữa các cổ đông hay không.

Vì đây là điều quan trọng để tránh tranh chấp về sau và dễ dàng quản trị sau này. Một trong những cái quan tâm nữa là vấn đề góp vốn của các doanh nhân khởi nghiệp, khi mà thành lập doanh nghiệp.

Đây cũng là một vướng mắc rất là lớn. Hiện nay, đó là theo quy định của luật thì trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng kí kinh doanh, thì các doanh nhân khởi nghiệp phải đóng đầy đủ các loại vốn góp vào.

Thế thì các doanh nhân khởi nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề này. 6’: Một trong những vấn đề nữa là khi mà các doanh nhân khởi nghiệp muốn kéo được những thành viên chủ chốt, những người tài vào, chủ yếu đóng góp bằng công sức, thì theo quy định hiện nay của luật là công sức đấy cũng được thể hiện bằng vốn góp vào công ty.

Tức là những người đóng góp bằng công sức cũng phải được ghi rõ ràng, để tránh tranh chấp sau này, phải ghi trong các biên bản thoả thuận. Đó là lời khuyên của tôi, khi mà các doanh nghiệp khởi nghiệp tiến hành lập doanh nghiệp..)

6- PV: Vâng, thế doanh nghiệp khởi nghiệp còn phải lưu ý thêm điều gì nữa, thưa anh?

Anh Nguyễn Thanh Hà trả lời

Một trong những vấn đề rất là quan trọng, đó là khi chúng ta đã tiến hành lập doanh nghiệp rồi, thì chúng ta phải xem đã đúng ngành nghề đăng kí kinh doanh hay chưa. Khi mà tiến hành bổ sung ngành nghề thì cũng phải thông báo cho cơ quan Nhà nước.

Thứ hai là đối với một số lĩnh vực hiện nay, thì pháp luật yêu cầu là khi lập doanh nghiệp xong phải tiến hành xin các giấy phép để đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.

Ví dụ như các doanh nhân mà tiến hành cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, chẳng hạn như lập sàn thương mại điện tử thì cần tiến hành xin giấy phép từ Bộ Công Thương. Hay các lĩnh vực về mạng xã hội, trang thông tin điện tử.. thì cần tiến hành xin giấy phép từ Bộ Thông tin và Truyền thông. Hoặc kinh doanh trong lĩnh vực trung gian thanh toán, thì phải xin giấy phép của Ngân hàng Nhà nước…

Tức là phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thì mới được kinh doanh. Những lĩnh vực công nghệ thông tin trong khởi nghiệp, thì có rất nhiều giấy phép con, vì vậy, các doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực này phải quan tâm. Một trong những quan tâm nữa là vấn đề về thuế.

Tức là các bạn cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, đặc biệt là luật về quản lý thuế, kê khai thuế, cũng như là vấn đề xuất các hoá đơn, tránh bị phạt về thuế.

Vì chúng ta cũng biết từ thực tế hiện nay là khi mà các doanh nhân khởi nghiệp thì thường không quan tâm nhiều về các vấn đề thuế, quản trị công ty.

Vì vậy thì 3 đến 5 năm sau, các cơ quan mới tiến hành thanh quyết toán thuế. Nếu chúng ta không chuẩn ngay thuế từ đầu, thì dễ dẫn đến việc bị xử lý vi phạm hành chính về thuế và bị phạt về thuế thì lúc đấy hậu quả rất là lớn.

Quý vị và các bạn thân mến!

Công ty Luật SB Law được đánh giá là 1 trong 500 công ty luật hàng đầu thế giới theo bình chọn của Tạp chí The Legal 500 - một trong những tổ chức uy tín toàn cầu có chức năng đánh giá và xếp hạng các công ty luật tại các quốc gia thành viên.

Anh Nguyễn Thanh Hà cho rằng, bất kể việc gì trong công ty, người lãnh đạo phải luôn nói với nhân viên rằng: mình không phải là chân lý, thì mới khuyến khích được sự sáng tạo; cũng như không được áp đặt ý chí chủ quan lên bất cứ việc gì. Còn đối với khách hàng, các đối tác thì hãy luôn coi họ là “ông chủ” của mình.

Vì lẽ đó, đến giờ rất nhiều Tập đoàn, ngân hàng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước đã trở thành đối tác của công ty, rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp kết nối được với các quỹ đầu tư nhờ sự tư vấn của các luật sư trong công ty.

Mời quý vị và các bạn tiếp tục nghe cuộc trò chuyện với Thạc sỹ Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Luật sư điều hành Công ty Luật SB Law:

PV: Thưa anh Nguyễn Thanh Hà, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần làm gì để có thể tìm kiếm và kết nối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài?

Anh Nguyễn Thanh Hà trả lời

Một dự án khởi nghiệp, các bạn muốn thành công được thì phải có nguồn lực tài chính. Tức là ngoài việc có nguồn lực của chính chúng ta, thì chúng ta cần có sự quan tâm và kêu gọi nguồn lực tài chính từ các nhà đầu tư. Đặc biệt là các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

Hiện nay thì Việt Nam cũng có các quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần. Họ sẽ sẵn sàng rót vốn vào cho dự án của chúng ta, nhất là dự án của chúng ta có tính khả thi. Tuy nhiên, đối với các doanh nhân khởi nghiệp, thì trước khi các bạn làm việc với nhà đầu tư, thì các bạn cần quan tâm:

Thứ nhất là nhiều dự án khởi nghiệp của các bạn thì các bạn do thiếu kinh nghiệm, đã định giá tài sản và dự án khởi nghiệp của các bạn quá cao. Điều đó đôi khi dẫn đến việc kêu gọi nhà đầu tư thì nhà đầu tư cũng thấy là không khả thi, người ta không muốn đầu tư vào dự án của các bạn.

Thứ hai, đó là khi các bạn không có chiến lược kêu gọi cũng như không có kế hoạch sử dụng vốn đầu tư của các quỹ đầu tư, ví dụ như không biết nên huy động bao nhiêu tiền, bán bao nhiêu cổ phần của doanh nghiệp của các bạn.

Thứ ba nữa là đối với đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài thì họ rất quan tâm đến yếu tố pháp lý của dự án của các bạn. Thế cho nên trước khi tiến hành đầu tư vào một dự án nhất định, nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng tiến hành đánh giá, thẩm tra pháp lý, để xem các dự án của các bạn có đáp ứng được đầy đủ các yếu tố pháp lý hay không? Và có vi phạm các quy định của pháp luật, có nợ hay không…

Trước khi mà kêu gọi nhà đầu tư thì các bạn cần kiểm tra lại xem doanh nghiệp, dự án của các bạn có lỗ hổng gì không? Nếu mà có lỗ hổng về pháp lý chưa hoàn thiện thì các bạn cần hoàn thiện và lúc đó thì các bạn làm việc với nhà đầu tư trên một tư thế mạnh mẽ hơn, đàm phán có thế mạnh hơn.)

PV: Công ty của anh hiện đang là cầu nối tương tác giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư. Vậy anh có thể cho biết cách thức giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp thu hút vốn đầu tư?

Anh Nguyễn Thanh Hà trả lời

Hiện nay, công ty của chúng tôi đang tiến hành làm cầu nối, kết nối giữa các doanh nghiệp, các start-up với các quỹ đầu tư của nước ngoài, đến từ Nhật Bản, Singgapore, Hoa Kỳ, Malaixia..

Do đặc thù nghề nghiệp, thì chúng tôi có thể làm việc với cả 2 bên, là bên rót vốn và bên nhận vốn. Chúng tôi luôn luôn tham dự các hội nghị của các nhà đầu tư, đặc biệt là các bạn khởi nghiệp đến gặp chúng tôi thông qua các chương trình mà chúng tôi với tư cách là các mentor (có nghĩa là người hướng dẫn cho các doanh nghiệp) thì chúng tôi sẽ giới thiệu các dự án đầu tư này với các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư.

Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư họ cũng nhờ các công ty tư vấn, như công ty luật của chúng tôi giới thiệu cho các dự án tiềm năng, để họ rót vốn vào. Thì chúng tôi hiểu được các quy định của pháp luật và giúp được nhà đầu tư cũng như các dự án start-up nhanh hơn, tỷ lệ thành công cũng cao hơn khi có sự tư vấn luật và tư vấn tài chính như công ty của chúng tôi.

Hiện nay, các luật sư của chúng tôi cũng đã tham gia với tư cách là các huấn luyện viên cho các dự án khởi nghiệp của Việt Nam. Ví dụ như là dự án khởi nghiệp của Tổ hợp Topica.

Đây là mô hình mà học tập từ mô hình của Hoa Kỳ ở Thung lũng Silicon. Đó là huấn luyện cho các doanh nhân khởi nghiệp và giúp họ hiểu được về luật, tài chính, marketing.. Thế thì chúng tôi đã giúp một số doanh nghiệp này làm việc với các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư trong nước.

Trong đó có các dự án mà hiện nay chúng tôi đang hỗ trợ, như mamyfood của doanh nghiệp trong nước cung cấp thực phẩm sạch cho cư dân thành thị bằng cách sử dụng app điện thoại. Hoặc là một số dự án chúng tôi tư vấn cho các quỹ đầu tư rót vốn vào, ví dụ như dự án on on pay là nạp tiền điện thoại qua website.

Vai trò của chúng tôi là các nhà tư vấn luật, để đảm bảo nhà đầu tư, các doanh nhân khởi nghiệp hiểu nhau hơn, giải quyết các vướng mắc nhanh hơn, dự án dễ dàng hơn.)

PV: Để có thể hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp, theo anh ngoài sự nỗ lực từ phía những cá nhân (như anh), thì còn cần những điều kiện gì?

Anh Nguyễn Thanh Hà trả lời

Theo Chính phủ đến năm 2020 chúng ta phát triển 1 triệu doanh nghiệp và biến Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp.

Chúng ta có thể thấy hiện Việt Nam thiếu một hệ sinh thái bền vững cho các doanh nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp. Ví dụ như Singgapore, ở mỗi mô hình khởi nghiệp họ có đầy đủ các chuyên gia tài chính, pháp luật… thường xuyên tổ chức hội thảo cho các nhà khởi nghiệp, các chuyên gia, các nhà đầu tư gặp nhau.

Họ hỗ trợ rất là tốt. Ở nước ta thì những hệ sinh thái như thế này còn thiếu rất nhiều và đôi khi nó là sự nỗ lực của một số cá nhân, các nhà đầu tư. Để hệ sinh thái đó mạnh, thì cần có sự hỗ trợ của các cơ quan, chính phủ.:

Chúng ta phải tạo ra những chiến lược, chính sách ở tầm vĩ mô, tạo ra cơ chế rõ ràng, từ đó các cơ quan thực thi căn cứ vào đó, để tạo ra pháp luật minh bạch, công khai, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Làm sao để các doanh nghiệp không mất nhiều tiền khi xin giấy phép đăng kí kinh doanh chẳng hạn, thì mới có sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp được.

PV: Vâng, trân trọng cảm ơn anh Nguyễn Thanh Hà đã tham gia mục Chuyện đêm tối nay!

Vâng, nỗ lực từ mỗi cá nhân sẽ khó có thể tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ, mà như chia sẻ của anh Nguyễn Thanh Hà thì còn cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ các nhà hoạch định chính sách.

Riêng với bản thân anh Hà, thì việc không ngừng tự học ngoại ngữ, tìm đọc các tài liệu luật quốc tế bằng tiếng Anh, mời thêm nhiều luật sư cộng sự người nước ngoài… cũng chính là mong muốn xây dựng được một mô hình khởi nghiệp nhỏ, giúp kết nối cộng đồng khởi nghiệp với các chính sách pháp luật, các quỹ đầu tư…

Kết thúc chuyện đêm tối nay, mời quý vị và các bạn nghe cảm nhận của Luật sư Ka-vi-tha Kan-nan – người từng được The Legal 500 vinh danh, là đồng nghiệp của Luật sư Nguyễn Thanh Hà và đang hỗ trợ công ty phát triển mảng khách hàng Ấn Độ và khối Thịnh Vượng Chung:

Mời Quý vị nghe bản audio:

 

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan