Bảo vệ quyền SHTT trong thương mại điện tử: Chính là bảo vệ người tiêu dùng

Nội dung bài viết

Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thông tin và mua sắm các mặt hàng theo nhu cầu. Nhưng bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng tồn tại không ít vấn đề cần sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Đặc biệt, là trong việc thực thi quyền SHTT

Hiện nay, trên Internet tồn tại 03 hành vi xâm phạm chủ yếu, gồm:

- Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (đối với nhãn hiệu, tên thương mại, tên doanh nghiệp…) trong môi trường thương mại điện tử;

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền;

- Hành vi quảng cáo hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.

Mặt khác, nhiều loại hàng giả - hàng nhái được bày bán công khai trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ảnh hưởng xấu đến chủ thể quyền SHTT mà còn gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Những hành vi vi phạm như trên đã được xác định trong Luật SHTT (Điều 129 và Điều 130), Nghị định 99/2013/NĐ-CP (Điều 11 và Điều 14), Nghị định 158/2013/NĐ-CP, Thông tư 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN. Tuy nhiên, hoạt động bảo vệ quyền SHTT đang gặp nhiều khó khăn khi doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về bảo vệ quyền SHTT trong môi trường thương mại điện tử, khó xác định tổ chức – cá nhân vi phạm, khó thu thập chứng cứ hoặc căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm, khó xác định giá trị hàng hóa xâm phạm, quy định pháp luật chưa hoàn thiện, lực lượng chức năng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình xử lý vi phạm.

Do đó, chủ thể quyền SHTT vẫn cần áp dụng các biện pháp bảo vệ và nỗ lực hợp tác với cơ quan quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, cơ quan thực thi quyền SHTT cũng phải tự nâng cao năng lực trong việc ngăn chặn và xử lý những hành vi xâm phạm trong thương mại điện tử.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan