Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động nước ngoài

Nội dung bài viết

Doanh nghiệp hỏi: Hiện doanh nghiệp chúng tôi đang có một số vướng mắc về vấn đề bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động nước ngoài như sau,

Chúng tôi là một công ty mẹ và có các công ty con.

1. Ông A là giám đốc của công ty con tại Việt Nam hiện đang làm việc toàn thời gian tại công ty mẹ

Ông A có lương được chia làm 2 phần, 1 phần nhận tại Việt Nam và 1 phần nhận bên Nhật Bản.
Vậy mức đóng BHXH, BHYT của ông A sẽ tính theo mức lương nhận tại Việt Nam, hay tính trên mức lương toàn cầu?
( Có thế bỏ qua mức đóng tối đa theo quy định của BHXHVN )

2. Ông B là nhân viên của LVA ( LVA là hiện diện thương mại của công ty mẹ bên Singapore theo quy định của pháp luật),
ông B giữ chức vụ Trưởng chi nhánh tại chi nhánh của LVA tại Hà Nội.
Ông B đã có giấy phép lao động xin tại Hà Nội.
Tuy nhiên, ông B này cũng được LVA phái cử sang bên công ty con ở Việt Nam giữ chức vụ tổng giám đốc, Công ty con không trả lương cho ông B mà trả chi phí phái cử lao động cho LVA
Tại LVA cũng xin giấy phép lao động cho ông B theo hợp đồng lao động

Vậy hỏi
Ông B có 2 GPLĐ có hợp lệ không?
LVA không trả lương cho ông B thì có phải đóng Bảo hiểm ( BHXH & BHYT ) cho ông B không ?
LVA trả lương cho ông B, nhưng cũng có doanh thu cho hoạt động phái cử Ông B sang LVA, vậy số tiền bảo hiểm sẽ đóng như thế nào ?

Nhân tiện hỏi luôn trường hợp Ông B này có được coi là di chuyển nội bộ của LVA hay không ( vì là nhân viên được bên Singapore cử sang LVA ) có đáp ứng đủ các điều kiện di chuyển nội bộ, chỉ khác là giữ chức vụ trưởng chi nhánh LVA tại Hà Nội và làm việc tại Hà Nội

3. Ông C cũng được điều chuyển từ bên Singapore sang LVA.
Ông C sẽ làm việc cả ở Cty mẹ LVA ở HCM và chi nhánh LVA tại Hà Nội
( Thực tế sẽ làm trong HCM )

Vậy, Cty mẹ LVA sẽ xin giấy phép lao động cho Ông C tại HN có được không ?
Và nếu làm như vậy, thì khi làm việc thực tế tại HCM GPLD của Ông C có vấn đề gì không?

Trả lời: Đối với các câu hỏi dưới đây của Quý công ty, SB Law trả lời như sau:

1. Lương đóng bảo hiểm xã hội: Căn cứ Điều 14, Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài là mức lương được ghi nhận trong hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động, bao gồm lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Người sử dụng lao động ở đây được xác định là LVS. Do vậy, lương đóng bảo hiểm xã hội của người này được xác định theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động giữa LVS và người lao động và là lương do LVS chi trả. Khoản lương do bên Nhật trả, nếu không được ghi trong hợp đồng lao động và cũng ko trả thông qua LVS thì không phải là lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Các luật sư SBLAW có kinh nghiệm tư vấn về luật lao động tại Việt Nam cho công ty nước ngoài
2. Trường hợp này, tồn tại song song 2 hợp đồng lao động nhau: (i) Hợp đồng lao động giữa người lao động nước ngoài và LVH; (ii) Hợp đồng lao động giữa người lao động nước ngoài và LVT. Cả hai hợp đồng lao động này đều đang có hiệu lực. Căn cứ theo quy định tại Điều 170 và 171 Bộ luật lao động, người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam thì phải có giấy phép lao động. Do đó, trong trong trường hợp này, việc tồn tại song song 2 giấy phép lao động, cùng đang có hiệu lực vẫn chấp nhận được.
Ông B lúc này đã đóng bảo hiểm xã hội tại LVH. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì Người lao động đồng thời có 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo Hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất. Đối với bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đóng theo từng HĐLĐ.
Như vậy, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội ở LVH thì không cần đóng bảo hiểm xã hội ở LVT. Tuy nhiên, đối với bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thì phải đóng ở cả LVH và LVT.
Trường hợp này, người lao động không được coi là trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 4, Luật đầu tư 2014, LVH không được coi là nhà đầu tư nước ngoài và LVT không được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, trong trường hợp này, người lao động không thỏa mãn các điều kiện quy định về di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư 35/2016/TT-BCT.
3. Trong giấy phép lao động của người lao động nước ngoài sẽ thể hiện địa điểm làm việc của người lao động. Do đó, nếu người lao động thực tế sẽ vừa làm việc tại trụ sở ở HN và vừa làm việc tại chi nhánh ở TP HCM thì tốt nhất nên cập nhật thông tin về địa điểm làm việc ở cả hai nơi. Trong trường hợp giấy phép lao động chỉ ghi địa điểm ở HN mà thực tế là làm ở TP HCM thì theo quy định tại Khoản 1, Điều 13, Nghị định 11/2016/NĐ-CP thì bắt buộc người lao động phải làm thủ tục cấp lại giấy phép lao động do thay đổi thông tin ghi trên giấy phép lao động.
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan