Hội thảo đã tập trung lắng nghe phần trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả gồm:
Ông Nguyễn Công Hồng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Ông Trần Trung Kiên, Luật sư, Giám đốc khối tư vấn doanh nghiệp, Công ty Luật TNHH SB Law
Bà Francesca Margherita Del Mese, Luật sư về hình sự quốc tế và quyền con người
Báo cáo nghiên cứu về cơ chế giám sát nhằm đảm bảo tuân thủ liêm chính tư pháp – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam của nhóm nghiên cứu cho thấy, liêm chính tư pháp đòi hỏi khách quan và cơ bản của mọi quốc gia về một nền tư pháp trong sạch, là yếu tố quan trọng quyết định đến tính nghiêm minh, độc lập, công bằng và chất lượng, hiệu quả của một nền tư pháp; liêm chính tư pháp là một phạm trù đạo đức, nhưng là đạo đức bắt buộc của người thẩm phán, là giá trị hình thành nên nhân cách, là phẩm chất cốt lõi của người Thẩm phán; không có thẩm phán liêm chính thì cũng không có một nền tư pháp liêm chính; xây dựng một nền tư pháp liêm chính với đội ngũ cán bộ tư pháp liêm khiết, trung thực, dám dấn thân cho việc duy trì, bảo vệ lẽ phải và công lý “phục vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc” là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay và đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng… đồng thời, nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị, như: Làm tốt công tác quy hoạc, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị; thực hiện công tác luân chuyển, điều động cán bộ tư pháp; có cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, đủ tài vào làm việc ở các cơ quan tư pháp; chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sạch, bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ cơ quan tư pháp thực sự “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”; thực hiện nghiêm chế độ công khai thông tin và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của Nhân dân; phát triển đồng bộ hệ thống bổ trợ tư pháp, đặc biệt là luật sư, công chức, giám định tư pháp; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh vực tư pháp nói riêng…