Ngày 1 tháng 12 năm 2012, Luật sư, thạc sĩ Nguyễn Thanh Hà, giám đốc công ty Luật S&B (S&B Law) đã trả lời phóng viên kênh truyền hình tài chính về quy định pháp lý bán hàng đa cấp tại Việt Nam, sau đây là nội dung bài phỏng vấn:
Phóng viên (PV): Bản chất của kinh doanh đa cấp là gì? Hình thức kinh doanh này mang lại những hiệu quả như thế nào?
Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 11 Điều 3 của Luật Cạnh tranh.
Cụ thể là:
Việc tiếp thị bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau.
Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia.
Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lười đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
PV: Hiện nay, hình thức kinh doanh đa cấp đựoc quy định như thế nào trong các văn bản pháp luật Việt Nam?
Hiện nay, việc kinh doanh đa cấp đã được quy định bằng các văn bản sau:
Luật cạnh tranh,
Nghị định số 110 của Chính phủ về quản lý bán hàng đa cấp
Thông tư số 19/2005/BTM về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 110
Thông tư số 35/2011/BCT về sửa đổi một số điều của Thông tư số 19
PV: Theo luật sư, các cty kinh doanh đa cấp bất chính đã lách luật như thế nào để họ vẫn có thể tồn tại và lôi kéo mọi người tham gia vào mạng lưới?
- Có mấy hình thức lách luật như sau:
+ Kinh doanh theo hình tháp ảo, không bán hàng, chỉ mời người vào mạng lưới,
+ Lợi dụng thương mại điện tử để bán gian hàng, không có hàng hóa lưu thông
+ Kinh doanh đa cấp, nhưng không tiến hành đăng ký nhận giấy phép để lách luật, không chịu sự điều chỉnh của luật về bán hàng đa cấp.
+ Lợi dụng mô hình biến tướng, đánh nhanh rút gọn, di chuyển địa bàn kinh doanh liên tục, đăng ký kinh doanh ở tỉnh này nhưng sang tỉnh khác hoạt động.
+ Quảng cáo sai sự thật và thực hiện sai những nội dung trong đề án.
+ Áp dụng mô hình nhị phân thoát bàn, có nghĩa là mỗi thành viên tham gia phải bỏ tiền ra mua một mã số sẽ được nhận một món hàng nào đó và tiếp tục lôi kéo thêm nhiều người tham gia để nhận hoa hồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hàng hóa chỉ mang tính chất tượng trưng để lách luật, còn thực chất đây là hình thức huy động vốn, lấy tiền của người tham gia sau trả tiền cho người trước. “Đây là một kẽ hở trong quản lý bán hàng ĐC của chúng ta hiện nay
PV: Vậy làm thế nào để nhận diện được hành vi bán hàng đa cấp bất chính thưa luật sư?
Việc nhận biết hành vi bán hàng đa cấp bất chính thường rất khó khăn, do sự hiểu biết của người dân còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, trước khi tham gia hệ thống, người tiêu dùng cần tìm hiểu rõ về công ty, về sản phẩm kinh doanh, về mô hình trả thương.
Các đối tượng lừa đảo thường dựa vào kinh doanh theo mô hình kim tự tháp ảo hay mô hình nhị phân và ma trận biến tướng,
Có những đặc điểm như: thường yêu cầu người tham gia phải trả phí ban đầu cao quá mức để gia nhập công ty;
Trả thưởng cho nhân viên chủ yếu dựa vào việc chiêu dụ thêm nhiều người mới cùng tham gia vào hệ thống;
Buộc người tham gia phải mua số lượng sản phẩm nhiều hơn mức họ có thể bán hoặc sử dụng và không cho phép trả lại hàng tồn;
Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia...
Lợi dụng thương mại điện tử để bán hàng đa cấp, bán các gian hàng ảo.
5, Có ý kiến cho rằng những quy định về bán hàng đa cấp trong luật cạnh tranh cũng như nghị định 110 chưa đủ để quản lý hình thức bán hàng đa cấp, ý kiến của luật sư về vấn đề này như thế nào? Theo luật sư, giải pháp nào ngăn chặn hình thức bán hàng đa cấp bất chính tại nước ta?
Hành lang pháp lý chưa đầy đủ để quản lý, ví dụ theo quy định tại Nghị định 110 thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ phải báo cáo hoạt động lên sở công thương 6 tháng/lần nơi đăng ký kinh doanh mà không phải nơi hoạt động, vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước không nắm vững hoạt động trên địa bàn mình…
Chế tài xử phạt nhẹ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp không đăng ký chỉ bị phạt 20 đến 30 triệu đồng, vậy không đăng ký có lợi hơn.
Tiền ký quỹ quá nhỏ, 5% vốn điều lệ…
Theo tôi, để quản lý chặt hơn hoạt động bán hàng đa cấp, chúng ta cần phải tiến hành các biện pháp sau:
Xây dựng luật, sửa nghị định 110 của chính phủ
Tăng cường kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng, kịp thời thông báo các hành vi bán hàng đa cấp biến tướng.
Tăng cường mức ký quỹ, mức như hiện nay là quá thấp.
Công ty bán hàng đa cấp bán hàng ở đâu, đăng ký ở đâu cần phải tiến hành báo cáo với sở công thương nơi gần nhất.
Mời bạn xem lại chương trình tại đây: