Áp dụng hình thức kỷ luật lao động như thế nào là đúng quy định pháp luật?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi là Việt, ở Hà Nội. Công ty tôi có xử lý kỷ luật lao động 1 người với hình thức cảnh cáo. Ra quyết định ngày 20/5. Sau đó đến ngày 19/8 công ty lại ra quyết định xử lý kỷ luật hình thức cảnh cáo với người này. Nhưng là hành vi khác. Công ty tôi làm như vậy có đúng không? Nếu công ty làm sai thì người lao động phải làm gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 125 Bộ Luật Lao động năm 2012 có quy định như sau:

Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

3. Sa thải”.

Với quy định trên thì có thể thấy cảnh cáo không phải là hình thức xử lý kỷ luật nên việc người sử dụng lao động áp dụng cảnh cáo dưới hình thức xử lý kỷ luật là trái quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, nếu người lao động nhận thấy hành vi của người sử dụng lao động ảnh hưởng tới quyền lợi của họ thì người lao động có thể tiến hành khiếu nại hành vi xử lý kỷ luật của công ty bạn, tuy nhiên phải đảm bảo về mặt thời hiệu khiếu nại theo Điều 7 Nghị định 119/2014/NĐ-CP về thời hiệu khiếu nại:

Điều 7. Thời hiệu khiếu nại

1. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân dạy nghề, của tổ chức, cá nhân đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị khiếu nại.

2. Thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định đó.

3. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại”.

Về hành vi đưa ra hai quyết định cảnh cáo xử lý kỷ luật, thì tại Khoản 3 Điều 123 Bộ Luật Lao động năm 2012:

“3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất”.

Như vậy, theo quy định này thì một người lao động "đồng thời" có nhiều hành vi vi phạm thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa giải thích thế nào là "đồng thời" nên chúng tôi có thể hiểu đồng thời ở đây là cùng một thời điểm thực hiện nhiều hành vi vi phạm trong lao động. Bởi vậy, với thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì vào hai ngày 20/05 và 19/08 nhân viên công ty bạn có vi phạm hai lỗi và bị đưa ra hai quyết định cảnh cáo, điều này phù hợp với nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động theo Điều 123 Bộ Luật Lao động năm 2012.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan