Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi có ký hợp đồng lao động có thời hạn là 2 năm với công ty, nay tôi làm việc được 3 tháng và mong muốn nghỉ việc. Xin hỏi tôi có thể được nghỉ việc không và có được hưởng BHXH?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 37 Bộ luật Lao động quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động:

“ 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.”

Như vậy, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên và bạn phải báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian theo từng trường hợp cụ thể.

Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về trách nhiệm của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

………………..

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Người lao động được trực tiếp quản lý sổ bảo hiểm. Người lao động sẽ được trực tiếp quản lý sổ bảo hiểm, đây là một trong những nội dung mới trong Luật bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội thông qua vào ngày 20/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Vậy việc người lao động sẽ được hưởng lợi gì từ quy định mới này và cơ quan chức năng, doanh nghiệp cần làm gì để quy định mới này được áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả. Để giải đáp các nội dung nêu trên, trong chương trình Đường tin, phát sóng vào hồi 6h30 ngày 2/3/2015, phóng viên đã cuộc phỏng vấn luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW về vấn đề này.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan