Lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp không?

Nội dung bài viết

Theo Điều 48 – LTTTM 2010, các bên hoàn toàn có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Việc các bên yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc từ chối quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:

- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;

- Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;

- Kê biên tài sản đang tranh chấp;

- Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;

- Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;

- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục của Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định cụ thể tại Điều 53 – LTTTM 2010.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan