Hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nội dung bài viết

Trong chương trình phát thanh Kinh doanh và pháp luật, được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình 585, do Bộ tư pháp chủ trì, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và Công ty cổ phần truyền thông ALO Media phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng công ty Khí Việt Nam PV GAS, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch kiêm giám đốc SBLaw sẽ trao đổi về chủ đề hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam.

SBLaw xin trân trọng giới thiệu nội dung buổi trao đổi.

Phóng viên: Xin Luật sư cho biết khái niệm, đặc điểm của Hợp đồng điện tử? Hợp đồng điện tử có những đặc điểm khác biệt gì so với Hợp đồng truyền thống ?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà:

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, giao kết hợp đồng truyền thống đang dần được thay thế bởi một phương thức mới chính là giao kết hợp đồng điện tử.

Khi giao kết thông qua hợp đồng điện tử các doanh nghiệp đã giảm đáng kể được chi phí giao dịch, thời gian giao dịch, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với khách hàng và thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.Xét trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Việt Nam ra nhập WTO chưa lâu nên việc giao kết thông qua hợp đồng điện tự không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thị trường quốc tế mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với các hợp đồng có yếu tố nước ngoài.Về khái niệm hợp đồng điện tử:

Theo điều 11, mục 1, luật mẫu về Thương mại điện tử UNCITRAL năm 1996 có quy định: “Hợp đồng điện tử được hiểu là hợp đồng được hình thành qua việc sử dụng thông điệp dữ liệu”.

Điều 33 Luật giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 cũng quy định: “ Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”.

Xét về đặc điểm của Hợp đồng điện tử thì Hợp đồng điện tử có tính phi biên giới, tính vô hình và phi vật chất, tính hiện đại và chính xác, ngoài ra tính rủi ro cũng là một đặc điểm cần được cân nhắc khi tham gia giao kết loại hợp đồng này.

Phóng viên: Xin luật sư cho biết điểm khác biệt giữa Hợp đồng điện tử và Hợp đồng truyền thống?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà:

Là một hợp đồng, hợp đồng điện tử có nhiều điểm giống hợp đồng truyền thống. Đó là:

- Hợp đồng điện tử cũng là sự thỏa thuận thống nhát ý chí giữa các bên. Về điều này, điều 308 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 đã khẳng định: “ sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau”.

Dù là hợp đồng truyền thống hay hợp đồng điện tử,dù là hợp đồng được giao kết bằng lời nói, bằng hành vi, bằng văn bản hay bằng các phương tiện điện tử thì điều quan trọng là hợp đồng chỉ hình thành nếu các bên giao kết đạt được sự thỏa thuận rõ ràng, cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong đó sự thống nhất ý chí giữa các bên là điều quan trọng nhất dù là loại hợp đồng gì.

- Hợp đồng điện tử khi giao kết hay thực hiện đều phải tuân thủ những chuẩn mực chung nhất của hợp đồng liên quan tới hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

Các bên phải tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng khi tiến hành giao kết hợp đồng điện tử. Có hai nguyên tắc chính được quy định tại Điều 389 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 là nguyên tắc “tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” và nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”.

Ngoài các điểm chung thì có sự khác biệt nhất định giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống như vấn đề về chủ thể, về nội dung, về trình tự giao kết cũng như pháp luật điều chỉnh.

Về vấn đề chủ thể, ngoài các chủ thể thông thường là người mua và người bán thì trong hợp đồng điện tử còn có một chủ thể cũng không kém phần quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.

Về vấn đề nội dung, hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt với hợp đồng truyền thống như: địa chỉ pháp lý ngoài các địa chỉ pháp lý thông thường hợp đồng điện tử còn có địa chỉ e-mail, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi và ngày giờ gửi fax.

Các quy định về truy cập, cải chính thông tin điện tử, việc thanh toán các hợp đồng điện tử thông thường thông qua các phương tiện điện tử như thanh toán bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng…Liên quan đến sự khác nhau về quy trình và thủ tục giao kết ta có thể thấy rằng đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng thương mại truyền thống.

Với hợp đồng thương mại truyền thống các bên sau khi gặp gỡ, trao đổi, thống nhất bằng các tài liệu giấy tờ và ký bằng tay. Hợp đồng điện tử thì lại có một phương thức giao kết khác, các bên sẽ không mất thời gian gặp gỡ trao đổi và ký tay mà thực hiện giao kết trên các phương tiện điện tử và hợp đồng sẽ được ký bằng chữ ký điện tử.

Các hợp đồng điện tử chịu sự điều chỉnh chung về hợp đồng trong Bộ luật dân sự còn chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật đặc thù khác về Hợp đồng điện tử như Luật giao dịch điện tử, Luật về giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử và Luật về chữ ký điện tử…

Xem thêm : Dịch vụ Luật sư tranh tụng

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan