NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Công ty chúng tôi tại TP. HCM đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, chúng tôi cũng đã đăng ký nhãn hiệu của mình, hiện tại muốn mở rộng quy mô sang các tỉnh thành trong nước bằng cách nhượng quyền cho bên khác thì cho tôi hỏi với nghành nghề dịch vụ ăn uống của chúng tôi có phải đáp ứng điều kiện gì không và cần thực hiện đăng ký gì không?

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Trả lời:

1.      Điều kiện để nhượng quyền thì Bên nhượng quyền (Công ty của bạn) chỉ được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. (Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 8 Nghị định 08/2018/ NĐ- CP)

2.      Như thông tin được cung cấp, Công ty chỉ có ý định nhượng quyền tại các tỉnh thành trong nước thì không phải đăng ký nhượng quyền nhưng phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công thương (khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP) và báo cáo định kỳ tới Sở Công Thương chậm nhất là vào ngày 15/01 hàng năm theo mẫu tại Phần B Phụ lục III Thông tư 09/2006/TT-BTM.

Như vậy, trong trường hợp Công ty bạn muốn nhượng quyền thương mại trong nước thì đối tượng nhượng quyền phải hoạt động kinh doanh từ 1 năm trở lên và Công ty không thuộc trường hợp phải đăng ký nhượng quyền mà chỉ thực hiện chế độ báo cáo cho Sở công thương.

HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC VIÊN

Ngày 22/03/2023, tôi có ký Hợp đồng cộng tác viên để làm việc cho một công ty, tuy nhiên Hợp đồng này có phải là một loại hợp đồng lao động hay không? Việc giao kết hợp đồng cộng tác viên có rủi ro pháp lý gì hay không?

Trả lời:

Do bạn chưa cung cấp cụ thể nội dung và điều khoản của Hợp đồng nên chúng tôi chưa thể xác định đó có phải là Hợp đồng lao động hay không, đo đó bạn vui lòng tham khảo nội dung dưới đây:

1.        Để xác định Hợp đồng cộng tác viên có phải là một loại Hợp đồng lao động hay không cần phải dựa vào nội dung cụ thể thoả thuận của các bên trong Hợp đồng này. Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”.

Như vậy, việc xác định một Hợp đồng có phải là Hợp đồng lao động không dựa vào tên gọi mà phải dựa vào các nội dung sau của Hợp đồng: (i) tiền lương, tiền công và (ii) sự quản lí, điều hành, giám sát của một bên trong quan hệ Hợp đồng. Nếu hợp đồng có đủ các nội dung nêu trên sẽ được xác định là Hợp đồng lao động và được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật lao động, nếu không, sẽ được điều chỉnh bởi quy định về Hợp đồng dịch vụ theo các điều khoản của  Bộ luật dân sự.

2.        Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp các Doanh nghiệp cố tình ký kết các Hợp đồng với tên gọi khác nhau với người lao động để trốn tránh trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội và các ràng buộc khác của pháp luật lao động.

 

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan