Giải quyết tranh chấp là gì? Các phương thức giải quyết tranh chấp

Nội dung bài viết

Trong cuộc sống những cuộc tranh chấp dân sự liên tục xảy ra. Điều này gây ra sự mâu thuẫn và xung đột giữa các cá nhân hoặc tổ chức khác nhau. Vậy Tranh chấp dân sự là gì? Các phương thức giải quyết tranh chấp. Cùng Công ty luật SBLAW tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tranh chấp dân sự là gì?

Tranh chấp dân sự hay gọi tắt là tranh chấp là những tranh chấp về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự như tranh chấp trong việc ký kết, thi hành và thanh toán các hợp đồng mua bán, đầu tư, chuyển giao công nghệ, vận chuyển, bảo hiểm… hoặc trong việc thực hiện các quyền về nhân thân có gắn liền với quan hệ tài sản như quyền tác giả, phát minh, sáng chế, trong ly hôn, thừa kế… – Theo Thuvienphapluat

Có thể hiểu đơn giản hơn là những mâu thuẫn hoặc xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ về nhân thân hoặc tài sản. Khi tham gia các quan hệ dân sự, tranh chấp là những điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, khi có tranh chấp lại vẫn xảy ra hàng ngày trong cuộc sống. Như vậy, làm thế nào để có thể bảo vệ quyền lợi của mình và giảm thiểu tối đa việc ảnh hưởng xấu đến quan hệ 2 phía. Đồng thời phải giải quyết được việc hết ít thời gian, công sức và tiền bạc cũng như hài lòng từ 2 bên.

Tranh chấp dân sự là gì - Giải quyết tranh chấp dân sự là gì
Tranh chấp dân sự là gì – Giải quyết tranh chấp dân sự là gì

Các loại tranh chấp dân sự

Theo quy định tại Điều 26 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì các loại tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Ta có thể hiểu tranh chấp dân sự gồm 14 loại dưới đây:

Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Giải quyết tranh chấp là gì?

Giải quyết tranh chấp (còn được gọi là giải quyết xung đột) là quá trình tìm cách giải quyết một mâu thuẫn, xung đột, hoặc tranh chấp giữa các bên một cách hòa bình và thỏa đáng. Mục tiêu chính của quá trình này là tìm ra giải pháp có lợi cho tất cả các bên liên quan, thay vì tạo ra một cuộc xung đột lớn hơn hoặc phải giải quyết bởi hệ thống tư pháp.

Giải quyết tranh chấp là gì
Giải quyết tranh chấp là gì?

Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự

Hiện nay tuỳ vào từng trường hợp mà có phương thức giải quyết tranh chấp dân sự khác nhau. Có 3 loại phương thức giải quyết tranh chấp dân sự dưới đây

Phương thức thương lượng:

  • Thương lượng được coi là phương pháp tốt nhất để giải quyết một tranh chấp một cách hòa bình và không mất nhiều thời gian.
  • Phương pháp này yêu cầu các bên liên hệ trực tiếp với nhau để đạt được thỏa thuận.
  • Thương lượng cho phép các bên tự do thảo luận, tìm hiểu các vấn đề và đưa ra các đề xuất và yêu cầu riêng.
  • Đây là cách tốt nhất để tìm kiếm lợi ích chung và đạt được sự đồng thuận.
  • Một khi đạt được thỏa thuận, các bên có thể ký kết một hợp đồng hoặc ghi lại thỏa thuận của họ để đảm bảo tuân thủ trong tương lai.
Giải quyết tranh chấp dân sự theo phương thức hoà giải
Giải quyết tranh chấp dân sự theo phương thức hoà giải

Phương thức hoà giải:

  • Hoà giải là một phương thức giải quyết tranh chấp thông qua sự can thiệp của một bên thứ ba không thiên vị, gọi là trọng tài hoặc nhà hoà giải.
  • Trọng tài hoặc nhà hoà giải có nhiệm vụ lắng nghe và hiểu tranh chấp, đưa ra các đề xuất và giúp các bên đạt được thỏa thuận.
  • Phương pháp này yêu cầu sự đồng ý của cả hai bên liên quan để chấp nhận sự can thiệp của trọng tài hoặc nhà hoà giải.
  • Trọng tài hoặc nhà hoà giải không chỉ là người trung gian mà còn có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng trong việc giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức thương lượng

Phương thức Khởi kiện:

  • Khởi kiện là phương thức giải quyết tranh chấp dân sự mà các bên đưa ra tranh luận của mình trước một tòa án hoặc sự can thiệp của hệ thống pháp luật.
  • Đây là phương pháp phổ biến nhất và thường được sử dụng khi các phương pháp khác không thành công hoặc không thích hợp.
  • Quy trình khởi kiện bao gồm việc nộp đơn kiện, công bố các tranh luận, thu thập bằng chứng, điều tra, xét xử và cuối cùng là quyết định của tòa án.
  • Một lợi thế của phương pháp này là có một quy trình hợp lý và độc lập để giải quyết tranh chấp.
  • Tuy nhiên, việc khởi kiện có thể tốn kém và mất thời gian, cũng như mang lại mối quan hệ căng thẳng giữa các bên tranh chấp.
Các phương pháp giải quyết tranh chấp
Các phương pháp giải quyết tranh chấp

Phương thức trọng tài thương mại

Việt Nam hiện có gần 30 tổ chức Trọng tài thương mại với các trọng tài viên chuyên nghiệp, giúp hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Phương thức này có nhiều ưu điểm như có thể chỉ định trọng tài viên giỏi, các bên có thể lựa chọn luật nội dung, luật hình thức và ngôn ngữ, địa điểm giải quyết tranh chấp.

Phương thức này phù hợp với những giao thương quốc tế, khi các hoạt động này bị điều chỉnh bởi pháp luật của nhiều quốc gia và có tính xuyên biên giới.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Các phương thức trên được sử dụng tùy thuộc vào tính chất của tranh chấp, mong muốn của các bên liên quan và quyền lợi của từng bên. Mỗi phương thức có những ưu điểm và hạn chế riêng, và quyết định sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào tình huống cụ thể.

Ưu nhược điểm của giải quyết tranh chấp tại toà án

Ưu điểm của giải quyết tranh chấp tại tòa án

  • Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, và hiệu lực phán quyết có tính khả thi cao hơn so với trọng tài. Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.
  • Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh doanh vi phạm pháp luật.
  • Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa.
  • Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý.
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Nhược điểm của giải quyết tranh chấp tại tòa án

  • Thủ tục thiếu linh hoạt và kéo dài
  • Tính xét xử công khai không phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại vì dễ ảnh hưởng đến uy tín và tiết lộ bí mật kinh doanh
  • Phán quyết có thể bị kháng cáo dẫn đến vụ tranh chấp bị kéo dài
  • Trình độ chuyên môn của thẩm phán thường không cao bằng trọng tài viên

Câu hỏi liên quan tới tranh chấp kinh doanh thương mại

Mời các bạn xem thêm phần tư vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà trên truyền hình về việc giải quyết tranh chấp.

Tham khảo thêm >> Giải quyết tranh chấp trong thương mại

2. Tranh chấp kinh doanh: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?

Câu hỏi:

Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp tư nhân thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội có ký hợp đồng bán 6 chiếc xe máy cho công ty TNHH X có trụ sở tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn vào tháng 10/2017 nhưng đến hạn thanh toán mà công ty X đã không thanh toán tiền hàng cho công ty tôi. Xin hỏi tôi có thể khởi kiện lên toàn án nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 1 Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Như vậy với trường hợp của bạn Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn có trụ sở.

Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Bộ luật này quy định:

“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.”

Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 30 bên trên dẫn chiếu ra Điều 30 Bộ luật này quy định là:

“Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”.

Vậy trường hợp của bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện bên bị đơn có trụ sở đó là Toà án nhân dân thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tranh chấp dân sự là gì? Giải quyết tranh chấp là gì? Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự hiện nay. Hi vọng các thông tin này hữu ích cho quý khách hàng. SBLAW luôn sẵn sàng phục vụ quý khách 24/7 tư vấn và giải quyết các tranh chấp dân sự của quý khách.

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan